Chương trình tăng cường năng lực đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là nội dung được đề cập đến nhiều tại Diễn đàn đối thoại công chúng với chủ đề Hội nhập kinh tế ASEAN-EU do ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) tổ chức sáng 21/9 tại Hà Nội.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng với mối quan hệ tốt đẹp và tiềm năng sẵn có, FTA giữa khu vực và khu vực hay các FTA song phương giữa từng nước ASEAN với EU trên thực tế đều nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng cường hội nhập kinh tế, mang lợi ích thiết thực nhất cho các quốc gia, doanh nghiệp và các bên liên quan.
Theo ông Jean-Jacques Bouflet, Tham tán Thương mại Phái đoàn Liên minh châu Âu, Quan hệ EU-Việt Nam đã và đang trên đà phát triển trong những tháng gần đây. Từ sau khi EU và Việt Nam ký thỏa thuận đối tác mới, hai bên đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong trao đổi song phương giữa hai bên. Vì thế, diễn đàn này là cơ hội để tiếp tục thể hiện cam kết của mình hướng tới mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.
Ngoài việc thể hiện những mong muốn của ASEAN và EU nhằm củng cố quan hệ kinh tế bao gồm việc ký kết các FTA song phương, diễn đàn này đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến cải cách quản lý. Đây là vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách cơ cấu kinh tế, nhân tố cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế dài hạn đối với Việt Nam và ASEAN, cũng như khu vực Đông Nam Á nhằm thu được lợi ích kinh tế toàn diện thông qua trao đổi thương mại và đầu tư với EU.
Cũng tại diễn đàn, tiến sỹ Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Bộ Công Thương) khẳng định cải cách quản lý là bước tiếp theo của quá trình chuyển đổi từ một hệ thống kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường mà Việt Nam hiện đang theo đuổi. Bên cạnh những thành tựu đạt được về thể chế và pháp lý, khuôn khổ pháp luật kinh tế của đất nước cũng đã có nhiều thay đổi đáng kể. Chẳng hạn như trong lĩnh vực thương mại, nhiều cải cách đã được thực hiện nhằm tuân thủ cam kết quốc tế của Việt Nam bao gồm cả việc loại bỏ dần thuế quan và các hàng rào phi thuế quan.
Theo thống kê, năm 2011, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU trong các nước ASEAN với tổng giá trị thương mại song phương là 18 tỷ euro bao gồm 12,8 tỷ euro giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU và 5,2 tỷ euro giá trị nhập khẩu từ EU.
Trong nửa đầu năm 2012, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam với giá trị nhập khẩu hàng hoá khoảng 7,3 tỷ euro, chiếm tỷ trọng 17,14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. EU hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2011, tổng giá trị đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 1,76 tỷ USD (tương đương 1,4 tỷ euro), chiếm hơn 12% tổng giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong năm 2011./.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng với mối quan hệ tốt đẹp và tiềm năng sẵn có, FTA giữa khu vực và khu vực hay các FTA song phương giữa từng nước ASEAN với EU trên thực tế đều nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng cường hội nhập kinh tế, mang lợi ích thiết thực nhất cho các quốc gia, doanh nghiệp và các bên liên quan.
Theo ông Jean-Jacques Bouflet, Tham tán Thương mại Phái đoàn Liên minh châu Âu, Quan hệ EU-Việt Nam đã và đang trên đà phát triển trong những tháng gần đây. Từ sau khi EU và Việt Nam ký thỏa thuận đối tác mới, hai bên đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong trao đổi song phương giữa hai bên. Vì thế, diễn đàn này là cơ hội để tiếp tục thể hiện cam kết của mình hướng tới mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.
Ngoài việc thể hiện những mong muốn của ASEAN và EU nhằm củng cố quan hệ kinh tế bao gồm việc ký kết các FTA song phương, diễn đàn này đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến cải cách quản lý. Đây là vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách cơ cấu kinh tế, nhân tố cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế dài hạn đối với Việt Nam và ASEAN, cũng như khu vực Đông Nam Á nhằm thu được lợi ích kinh tế toàn diện thông qua trao đổi thương mại và đầu tư với EU.
Cũng tại diễn đàn, tiến sỹ Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Bộ Công Thương) khẳng định cải cách quản lý là bước tiếp theo của quá trình chuyển đổi từ một hệ thống kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường mà Việt Nam hiện đang theo đuổi. Bên cạnh những thành tựu đạt được về thể chế và pháp lý, khuôn khổ pháp luật kinh tế của đất nước cũng đã có nhiều thay đổi đáng kể. Chẳng hạn như trong lĩnh vực thương mại, nhiều cải cách đã được thực hiện nhằm tuân thủ cam kết quốc tế của Việt Nam bao gồm cả việc loại bỏ dần thuế quan và các hàng rào phi thuế quan.
Theo thống kê, năm 2011, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU trong các nước ASEAN với tổng giá trị thương mại song phương là 18 tỷ euro bao gồm 12,8 tỷ euro giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU và 5,2 tỷ euro giá trị nhập khẩu từ EU.
Trong nửa đầu năm 2012, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam với giá trị nhập khẩu hàng hoá khoảng 7,3 tỷ euro, chiếm tỷ trọng 17,14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. EU hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2011, tổng giá trị đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 1,76 tỷ USD (tương đương 1,4 tỷ euro), chiếm hơn 12% tổng giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong năm 2011./.
Uyên Hương (TTXVN)