Ngày 6/2/1840 là ngày ký kết Hiệp ước Waitangi - văn bản sáng lập ra quốc gia hiện đại New Zealand.
Hiệp ước này tạo khung khổ cho mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa chính phủ và người Maori – người dân bản địa của New Zealand.
Nhân ngày lễ đặc biệt này, Vietnam+ xin gửi tới độc giả bài viết của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam, ông Haike Manning:
Hôm nay là ngày nghỉ ở New Zealand, đây là dịp để chúng tôi cùng hồi tưởng về quá khứ, cùng ăn mừng những thành tựu chung của chúng tôi và hướng tới tương lai. Người dân New Zealand tự hào có một xã hội hiện đại đa văn hóa và ngày càng đa dạng về dân tộc; dòng người từ các quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương di cư mạnh mẽ trong những năm gần đây đang góp phần phát triển “sự giao thoa” văn hóa đặc biệt ở New Zealand.
Tương tự với Hiệp ước Waitangi ở New Zealand, chủ đề quan hệ đối tác và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc tạo nên nền tảng quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Quan hệ song phương hai nước – dù là quan hệ chính trị hay thương mại, giáo dục, phát triển, quốc phòng và an ninh – đều tốt đẹp và năng động. Tất nhiên, hai bên có thể còn làm được nhiều việc hơn nữa nhằm tăng cường quan hệ, đặc biệt là khi hai nước chúng ta tiến tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2015.
Tôi muốn đề cập tới một số sáng kiến nổi bật mà New Zealand hiện đang thực hiện thông qua Đại sứ quán của chúng tôi ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam.
Chúng tôi đang nỗ lực nâng cao nhận thức của người Việt Nam về New Zealand, các giá trị của chúng tôi, những gì chúng tôi có và những tiến triển trong quan hệ song phương. Gần đây, Đại sứ quán New Zealand đã ra mắt trang Facebook http:// www.facebook.com/nzembassyvietnam - đây là một công cụ quan trọng để chúng tôi có thể thực hiện được điều nói trên và đến nay chúng tôi cảm thấy vui mừng trước sự hưởng ứng và tham gia của mọi người– vì người Việt Nam ngày nay sử dụng rất giỏi và thành thạo các phương tiện truyền thông xã hội. Chương trình làm việc trong kỳ nghỉ giữa hai nước bắt đầu năm ngoái và trong năm đầu tiên thực hiện chương trình này, 100 thanh niên Việt Nam có thể sang và trải nghiệm đất nước New Zealand.
Bên cạnh đó, chúng tôi đang thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục ngày càng bền vững với Việt Nam. Việt Nam hiện đứng thứ 10 trong số những nước có nhiều du học sinh theo học ở New Zealand. Số du học sinh Việt Nam đã tăng mạnh vì ngày càng nhiều người Việt Nam biết đến gói dịch vụ giáo dục độc đáo của New Zealand – nền giáo dục đẳng cấp quốc tế với các văn bản được quốc tế công nhận, chi phí hợp lý và xứng đáng, môi trường sống an toàn, thân thiện và sạch sẽ; cơ hội việc làm trong khi học tập ở New Zealand hoặc sau khi tốt nghiệp.
Một số trường của New Zealand đã có các chương trình liên kết đào tạo với các đối tác Việt Nam ở Việt Nam. Ngày càng có nhiều người Việt Nam biết về New Zealand nên tôi chắc chắn chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều bạn trẻ Việt Nam (và gia đình của họ) lựa chọn nền giáo dục của New Zealand. Chúng tôi cũng tự hào về các chương trình giáo dục chất lượng cao dành cho sinh viên Việt Nam. Đây thực sự “phù hợp” với các mục tiêu quan trọng về phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong các tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Cả New Zealand và Việt Nam đều tham gia tích cực vào các tiến trình khu vực và việc tham gia như vậy sẽ góp phần định hình các cách thức kinh doanh trong khu vực thời gian tới trong đó có tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia đàm phán TPP có nhiều nước từ Châu Mỹ đến Châu Á-Thái Bình Dương bởi nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia như New Zealand và Việt Nam thông qua việc cam kết xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế đối với thương mại, và thông qua việc tạo nên sự chắc chắn hơn và sự điều chỉnh cho phù hợp các quy định về di chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn qua biên giới.
Vì vậy, có nhiều điều đáng tự hào về những thành quả hai bên đã đạt được trong quan hệ song phương nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, hôm nay vào ngày Waitangi tôi lại muốn suy ngẫm về chủ đề bền vững trong quan hệ đối tác và thực hiện điều đó như thế nào trong những nỗ lực của chúng tôi nhằm thúc đẩy mối quan hệ của New Zealand với Việt Nam. Tôi cũng muốn gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các độc giả Việt Nam trong kỳ nghỉ Tết sắp tới - chúc mừng năm mới!./.
Hiệp ước này tạo khung khổ cho mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa chính phủ và người Maori – người dân bản địa của New Zealand.
Nhân ngày lễ đặc biệt này, Vietnam+ xin gửi tới độc giả bài viết của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam, ông Haike Manning:
Hôm nay là ngày nghỉ ở New Zealand, đây là dịp để chúng tôi cùng hồi tưởng về quá khứ, cùng ăn mừng những thành tựu chung của chúng tôi và hướng tới tương lai. Người dân New Zealand tự hào có một xã hội hiện đại đa văn hóa và ngày càng đa dạng về dân tộc; dòng người từ các quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương di cư mạnh mẽ trong những năm gần đây đang góp phần phát triển “sự giao thoa” văn hóa đặc biệt ở New Zealand.
Tương tự với Hiệp ước Waitangi ở New Zealand, chủ đề quan hệ đối tác và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc tạo nên nền tảng quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Quan hệ song phương hai nước – dù là quan hệ chính trị hay thương mại, giáo dục, phát triển, quốc phòng và an ninh – đều tốt đẹp và năng động. Tất nhiên, hai bên có thể còn làm được nhiều việc hơn nữa nhằm tăng cường quan hệ, đặc biệt là khi hai nước chúng ta tiến tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2015.
Tôi muốn đề cập tới một số sáng kiến nổi bật mà New Zealand hiện đang thực hiện thông qua Đại sứ quán của chúng tôi ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam.
Chúng tôi đang nỗ lực nâng cao nhận thức của người Việt Nam về New Zealand, các giá trị của chúng tôi, những gì chúng tôi có và những tiến triển trong quan hệ song phương. Gần đây, Đại sứ quán New Zealand đã ra mắt trang Facebook http:// www.facebook.com/nzembassyvietnam - đây là một công cụ quan trọng để chúng tôi có thể thực hiện được điều nói trên và đến nay chúng tôi cảm thấy vui mừng trước sự hưởng ứng và tham gia của mọi người– vì người Việt Nam ngày nay sử dụng rất giỏi và thành thạo các phương tiện truyền thông xã hội. Chương trình làm việc trong kỳ nghỉ giữa hai nước bắt đầu năm ngoái và trong năm đầu tiên thực hiện chương trình này, 100 thanh niên Việt Nam có thể sang và trải nghiệm đất nước New Zealand.
Bên cạnh đó, chúng tôi đang thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục ngày càng bền vững với Việt Nam. Việt Nam hiện đứng thứ 10 trong số những nước có nhiều du học sinh theo học ở New Zealand. Số du học sinh Việt Nam đã tăng mạnh vì ngày càng nhiều người Việt Nam biết đến gói dịch vụ giáo dục độc đáo của New Zealand – nền giáo dục đẳng cấp quốc tế với các văn bản được quốc tế công nhận, chi phí hợp lý và xứng đáng, môi trường sống an toàn, thân thiện và sạch sẽ; cơ hội việc làm trong khi học tập ở New Zealand hoặc sau khi tốt nghiệp.
Một số trường của New Zealand đã có các chương trình liên kết đào tạo với các đối tác Việt Nam ở Việt Nam. Ngày càng có nhiều người Việt Nam biết về New Zealand nên tôi chắc chắn chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều bạn trẻ Việt Nam (và gia đình của họ) lựa chọn nền giáo dục của New Zealand. Chúng tôi cũng tự hào về các chương trình giáo dục chất lượng cao dành cho sinh viên Việt Nam. Đây thực sự “phù hợp” với các mục tiêu quan trọng về phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong các tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Cả New Zealand và Việt Nam đều tham gia tích cực vào các tiến trình khu vực và việc tham gia như vậy sẽ góp phần định hình các cách thức kinh doanh trong khu vực thời gian tới trong đó có tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia đàm phán TPP có nhiều nước từ Châu Mỹ đến Châu Á-Thái Bình Dương bởi nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia như New Zealand và Việt Nam thông qua việc cam kết xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế đối với thương mại, và thông qua việc tạo nên sự chắc chắn hơn và sự điều chỉnh cho phù hợp các quy định về di chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn qua biên giới.
Vì vậy, có nhiều điều đáng tự hào về những thành quả hai bên đã đạt được trong quan hệ song phương nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, hôm nay vào ngày Waitangi tôi lại muốn suy ngẫm về chủ đề bền vững trong quan hệ đối tác và thực hiện điều đó như thế nào trong những nỗ lực của chúng tôi nhằm thúc đẩy mối quan hệ của New Zealand với Việt Nam. Tôi cũng muốn gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các độc giả Việt Nam trong kỳ nghỉ Tết sắp tới - chúc mừng năm mới!./.
PV (Vietnam+)