Mặc dù đồng ý với sự cần thiết phải tăng thuế tiêu dùng để cải thiện "sức khỏe tài chính" cho đất nước, song các nhà kinh tế cảnh báo Chính phủ Nhật Bản cần cẩn trọng xem xét những tác động của quyết định này đối với sự tăng trưởng kinh tế của xứ sỏ này.
Hạ viện Nhật Bản chiều 26/6 đã thông qua dự luật tăng thuế tiêu dùng, cho phép chính phủ nâng thuế tiêu dùng từ 5% hiện nay lên 8% từ ngày 1/4/2014 và 10% từ ngày 1/10/2015 để bù đắp các khoản chi khổng lồ cho an sinh xã hội của đất nước có dân số đang già hóa này.
Yoko Takeda, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Mitsubishi, nhận định để duy trì lòng tin của các nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính của Nhật Bản, tăng thuế là hành động không thể tránh khỏi.
Tokyo đã từng cam kết sẽ tiến hành những chương trình cải cách tại các cuộc họp quốc tế, trong đó có cả hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20, nơi các nền kinh tế hàng đầu thế giới nỗ lực tìm cách cân bằng giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và áp dụng các biện pháp kỷ luật ngân sách.
Theo Bộ trưởng Tài chính Jun Azumi, tăng thuế tiêu dùng là một trong những bước tiến của Nhật Bản nhằm tiến đến mục tiêu này.
Gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Nhật Bản phải tăng thuế tiêu dùng ít nhất 15%, để ngăn chặn tỷ lệ nợ quốc gia tiếp tục tăng trong những năm tới.
Về vấn đề này, bà Takeda cũng nhận xét trong trung đến dài hạn, gánh nặng chi phí cho an sinh xã hội sẽ gia tăng, do dân số già hóa và điều này sẽ gây khó khăn cho Nhật Bản trong việc cải thiện "sức khỏe tài chính" nếu chỉ tăng thuế tiêu dùng lên 10%.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra lo ngại việc tăng thuế trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhịp độ tăng trưởng của kinh tế "xứ sở hoa Anh đào."
Theo Hiroshi Watanabe, nhà kinh tế thuộc SMBC Nikko, tăng thuế tiêu dùng sẽ tạo gánh nặng lớn cho các hộ gia đình và gây mất ổn định cho nền kinh tế.
Do đó, bà Takeda nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản phải cùng lúc xem xét chiến lược tăng trưởng, với những cải cách bổ sung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ an sinh xã hội./.
Hạ viện Nhật Bản chiều 26/6 đã thông qua dự luật tăng thuế tiêu dùng, cho phép chính phủ nâng thuế tiêu dùng từ 5% hiện nay lên 8% từ ngày 1/4/2014 và 10% từ ngày 1/10/2015 để bù đắp các khoản chi khổng lồ cho an sinh xã hội của đất nước có dân số đang già hóa này.
Yoko Takeda, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Mitsubishi, nhận định để duy trì lòng tin của các nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính của Nhật Bản, tăng thuế là hành động không thể tránh khỏi.
Tokyo đã từng cam kết sẽ tiến hành những chương trình cải cách tại các cuộc họp quốc tế, trong đó có cả hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20, nơi các nền kinh tế hàng đầu thế giới nỗ lực tìm cách cân bằng giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và áp dụng các biện pháp kỷ luật ngân sách.
Theo Bộ trưởng Tài chính Jun Azumi, tăng thuế tiêu dùng là một trong những bước tiến của Nhật Bản nhằm tiến đến mục tiêu này.
Gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Nhật Bản phải tăng thuế tiêu dùng ít nhất 15%, để ngăn chặn tỷ lệ nợ quốc gia tiếp tục tăng trong những năm tới.
Về vấn đề này, bà Takeda cũng nhận xét trong trung đến dài hạn, gánh nặng chi phí cho an sinh xã hội sẽ gia tăng, do dân số già hóa và điều này sẽ gây khó khăn cho Nhật Bản trong việc cải thiện "sức khỏe tài chính" nếu chỉ tăng thuế tiêu dùng lên 10%.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra lo ngại việc tăng thuế trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhịp độ tăng trưởng của kinh tế "xứ sở hoa Anh đào."
Theo Hiroshi Watanabe, nhà kinh tế thuộc SMBC Nikko, tăng thuế tiêu dùng sẽ tạo gánh nặng lớn cho các hộ gia đình và gây mất ổn định cho nền kinh tế.
Do đó, bà Takeda nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản phải cùng lúc xem xét chiến lược tăng trưởng, với những cải cách bổ sung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ an sinh xã hội./.
Trà My (TTXVN)