Theo ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố chín tháng đầu năm nay đã tăng 8,7%. Trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, đây là mức tăng trưởng hợp lý.
Quý 1, GDP của thành phố có mức tăng 7,4%, quý 2 tăng 8,7% và quý 3 tăng 9,6%. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của thành phố đã khởi sắc và có chiều hướng tăng trưởng trở lại. Trong đó, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng 9,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,8%, khu vực nông nghiệp tăng 5%.
So với cùng kỳ năm trước, một số chỉ tiêu khác cũng có mức tăng khá như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 17,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 3,2%; khách du lịch quốc tế đến thành phố tăng 12,3%, doanh thu dịch vụ lưu trú, nhà hàng và du lịch lữ hành tăng 19,6%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8,9%...
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết những tháng đầu năm nay, trước tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lãnh đạo thành phố đã kịp thời nắm bắt tình hình, chủ động tổ chức nhiều cuộc họp, làm việc với bộ, ngành Trung ương để tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhiều kiến nghị của thành phố đã được Trung ương nghiên cứu, chấp thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thành phố cũng đã nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình kích cầu thông qua đầu tư nhằm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa. Đến tháng Chín này, thành phố đã phê duyệt hỗ trợ lãi vay kích cầu cho 42 dự án với tổng mức đầu tư 4.133 tỷ đồng; tổng số dự án hiện đang được hỗ trợ theo chương trình này là 171 dự án, số vốn hỗ trợ từ ngân sách trong chín tháng đầu năm là 336,5 tỷ đồng.
Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn cũng được triển khai tích cực, thực hiện xuyên suốt cả năm với tổng nguồn vốn là 288,4 tỷ đồng. Kết quả thực hiện và hiệu quả của Chương trình ngày càng được phát huy và thể hiện qua số lượng đơn vị tham gia, số lượng mặt hàng và lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường ngày càng tăng thêm nhưng lượng vốn sử dụng cho doanh nghiệp vay tạm ứng ngày càng giảm.
Thông qua phát triển mạng lưới bán hàng bình ổn thị trường, Chương trình đã thúc đẩy phát triển, hoàn thiện hệ thống phân phối, bán lẻ của thành phố. Toàn thành phố hiện đã có 4.915 điểm bán bình ổn, tăng 924 điểm so với đầu chương trình. Chương trình này đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu cho người dân; đặc biệt là các đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân và người lao động thu nhập thấp với chủng loại mặt hàng phong phú, thiết yếu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có giá cả hợp lý. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố trong chín tháng qua cũng chỉ có mức tăng 3,38%, thấp hơn so với mức tăng bình quân của cả nước.
Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, kịp thời rà soát, điều tra nắm bắt tình hình đời sống của các hộ nghèo, cận nghèo để có những giải pháp hỗ trợ cụ thể. Trong tình hình các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ góp phần giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động đặc biệt là lao động nghèo; đồng thời nắm bắt thông tin và xử lý kịp các trường hợp tranh chấp lao động trên địa bàn .
Phấn đấu GDP tăng trưởng cả năm 9,2%
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung tháo gỡ những khó khăn do một số cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thị trường hàng hóa và bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, sức mua thấp, hàng tồn kho nhiều; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng và lãi suất cho vay còn ở mức cao nên nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay. Đầu tư phát triển cũng gặp khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp...
Thành phố phấn đấu trong năm nay đạt tốc độ tăng trưởng GDP 9,2%; thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8,5%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 215.975 tỷ đồng; chỉ số CPI tăng dưới 6%...
Để đạt được những chỉ tiêu trên, thành phố xác định rõ những việc cần làm ngay trong quý 4 tới. Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp như tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành trung ương duy trì ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
Thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại theo hướng tích cực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, mở ra tiền đề thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại các thị trường tiềm năng; triển khai tích cực việc giãn, giảm, miễn thuế theo các nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội.
Đồng thời, thành phố chú trọng công tác quản lý tốt nguồn thu, để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; tập trung nguồn vốn ngân sách cho các dự án quan trọng; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công tác giải quyết việc làm, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục./.
Quý 1, GDP của thành phố có mức tăng 7,4%, quý 2 tăng 8,7% và quý 3 tăng 9,6%. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của thành phố đã khởi sắc và có chiều hướng tăng trưởng trở lại. Trong đó, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng 9,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,8%, khu vực nông nghiệp tăng 5%.
So với cùng kỳ năm trước, một số chỉ tiêu khác cũng có mức tăng khá như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 17,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 3,2%; khách du lịch quốc tế đến thành phố tăng 12,3%, doanh thu dịch vụ lưu trú, nhà hàng và du lịch lữ hành tăng 19,6%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8,9%...
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết những tháng đầu năm nay, trước tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lãnh đạo thành phố đã kịp thời nắm bắt tình hình, chủ động tổ chức nhiều cuộc họp, làm việc với bộ, ngành Trung ương để tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhiều kiến nghị của thành phố đã được Trung ương nghiên cứu, chấp thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thành phố cũng đã nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình kích cầu thông qua đầu tư nhằm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa. Đến tháng Chín này, thành phố đã phê duyệt hỗ trợ lãi vay kích cầu cho 42 dự án với tổng mức đầu tư 4.133 tỷ đồng; tổng số dự án hiện đang được hỗ trợ theo chương trình này là 171 dự án, số vốn hỗ trợ từ ngân sách trong chín tháng đầu năm là 336,5 tỷ đồng.
Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn cũng được triển khai tích cực, thực hiện xuyên suốt cả năm với tổng nguồn vốn là 288,4 tỷ đồng. Kết quả thực hiện và hiệu quả của Chương trình ngày càng được phát huy và thể hiện qua số lượng đơn vị tham gia, số lượng mặt hàng và lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường ngày càng tăng thêm nhưng lượng vốn sử dụng cho doanh nghiệp vay tạm ứng ngày càng giảm.
Thông qua phát triển mạng lưới bán hàng bình ổn thị trường, Chương trình đã thúc đẩy phát triển, hoàn thiện hệ thống phân phối, bán lẻ của thành phố. Toàn thành phố hiện đã có 4.915 điểm bán bình ổn, tăng 924 điểm so với đầu chương trình. Chương trình này đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu cho người dân; đặc biệt là các đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân và người lao động thu nhập thấp với chủng loại mặt hàng phong phú, thiết yếu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có giá cả hợp lý. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố trong chín tháng qua cũng chỉ có mức tăng 3,38%, thấp hơn so với mức tăng bình quân của cả nước.
Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, kịp thời rà soát, điều tra nắm bắt tình hình đời sống của các hộ nghèo, cận nghèo để có những giải pháp hỗ trợ cụ thể. Trong tình hình các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ góp phần giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động đặc biệt là lao động nghèo; đồng thời nắm bắt thông tin và xử lý kịp các trường hợp tranh chấp lao động trên địa bàn .
Phấn đấu GDP tăng trưởng cả năm 9,2%
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung tháo gỡ những khó khăn do một số cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thị trường hàng hóa và bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, sức mua thấp, hàng tồn kho nhiều; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng và lãi suất cho vay còn ở mức cao nên nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay. Đầu tư phát triển cũng gặp khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp...
Thành phố phấn đấu trong năm nay đạt tốc độ tăng trưởng GDP 9,2%; thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8,5%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 215.975 tỷ đồng; chỉ số CPI tăng dưới 6%...
Để đạt được những chỉ tiêu trên, thành phố xác định rõ những việc cần làm ngay trong quý 4 tới. Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp như tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành trung ương duy trì ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
Thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại theo hướng tích cực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, mở ra tiền đề thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại các thị trường tiềm năng; triển khai tích cực việc giãn, giảm, miễn thuế theo các nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội.
Đồng thời, thành phố chú trọng công tác quản lý tốt nguồn thu, để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; tập trung nguồn vốn ngân sách cho các dự án quan trọng; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công tác giải quyết việc làm, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)