Tạo chuyển biến trong văn học nghệ thuật quốc gia

Chủ tịch nước đề nghị Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TW cần nghiên cứu tạo sự chuyển biến nền văn học nghệ thuật đất nước.
Với mục đích triển khai hiệu quả Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị vềphát triển văn học nghệ thuật thời kỳ mới, ngày 10/4, tại Hà Nội, Hộiđồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức hộithảo “Nâng cao chất lượng hiệu quả phê bình văn học.”

Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang; ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thưTrung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hộithảo.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việcthường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương vàHội Nhà văn đã tổ chức cuộc hội thảo quan trọng. Chủ tịch nước đề nghịHội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cần phát huytối đa vị trí, chức năng của hội đồng nhằm đưa Nghị quyết 23 vào cuộcsống và tìm ra giải pháp tạo sự chuyển biến về văn học nghệ thuật trongbối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. Chủ tịch nước cho rằng Hội đồngnên tổ chức nhiều hơn các cuộc hội thảo nhằm trao đổi thẳng thắn vềnhững vấn đề nóng bỏng của văn học nghệ thuật nước nhà.

Chủ tịch nước cũng gợi ý, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuậtTrung ương cần sớm ra mắt Tạp chí chuyên đề để làm diễn đàn trao đổi lýluận định hướng thúc đẩy sự phát triển đúng hướng của văn học nghệ thuậtcủa đất nước theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nghị quyết 23 của BộChính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuậttrong thời kỳ mới”. Các thành viên Hội đồng cũng cần tập hợp ý kiến,mạnh dạn đề xuất những chính sách cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống đểthúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật nói riêng và sự pháttriển của đất nước nói chung.

Chủ tịch nước đề nghị, Hội đồng và các cơquan chức năng, tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho hoạt động lý luậnphê bình, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ những nhà nghiêncứu. Chủ tịch nước cũng lưu ý trách nhiệm của chính các nhà phê bình,tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đemlại diện mạo mới cho đời sống văn học nghệ thuật

Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định, sau 25 nămđổi mới, hội nhập đất nước ta có bước phát triển nhiều mặt, đời sống củanhân dân được nâng lên rõ rệt, trình độ dân trí và nhu cầu hưởng thụvăn hóa-văn học nghệ thuật của toàn xã hội có bước phát triển tích cực.

Triển khai Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, hoạt động lý luận phê bìnhvăn học nghệ thuật có nhiều chuyển biến tích cực. Riêng Hội đồng lý luậnphê bình văn học nghệ thuật đã có 4 cuộc hội thảo quốc gia thu hút hàngtrăm nhà khoa học, văn nghệ sĩ để thảo luận những vấn đề lý luận thựctiễn; kiến nghị những giải pháp thiết thực nhằm góp sức thúc đẩy văn họcnghệ thuật nói chung, lý luận phê bình nói riêng. Tuy nhiên, cùng vớinhững thành tựu đáng mừng, tình trạng nghiệp dư hóa các hoạt động vănhọc nghệ thuật chuyên nghiệp có chiều hướng tăng lên.

Số lượng tác phẩmvăn học, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, song còn ít tác phẩmcó giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Chất lượng khoa học và tínhchuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ. Xuất hiện lối phê bình cảm tính,thiếu một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác phẩm. Không ít nhàphê bình văn nghệ dường như còn đứng ngoài cuộc để nhìn nhận thực trạng,truy tìm nguyên nhân, chưa đặt mình là người trong cuộc để làm rõ tráchnhiệm.

Các đại biểu đã chỉ ra hai nguyên nhân cơ bản là thiếu hệ thốnglý luận làm nền tảng cho hoạt động phê bình và thiếu tính chuyên môntrong hoạt động phê bình truyền thông; nhấn mạnh hội thảo khoa học nàyvới tinh thần dân chủ xây dựng, với phương châm nhìn thẳng vào sự thậtsẽ tập trung làm rõ thực trạng đời sống phê bình văn học, kiến nghị hệthống giải pháp khả thi để góp phần đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chấtlượng, hiệu quả của phê bình văn học trong thời gian tới./.

Hoàng Giang (TTXVN)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục