Ngày 23/1, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị quyết số 37/2012/QH của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân, công tác thi hành án năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tường thuật trực tiếp để đồng bào và cử tri cả nước theo dõi và giám sát.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định trong thành tựu chung của đất nước trong năm 2012 có phần đóng góp quan trọng của Chính phủ, các bộ, ngành thuộc Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan trong việc triển khai các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; phòng, chống tham nhũng; tạo được chuyển biến tích cực đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế- xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ bên cạnh những kết quả đã đạt được, cần nghiêm túc đánh giá về những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, công tác thi hành án và phòng, chống tham nhũng. Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng còn diễn biến phức tạp, trong một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất.
Công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp và tội phạm, tham nhũng hiệu quả chưa cao, hiệu lực răn đe, phòng ngừa còn thấp. Công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm, kiểm sát các hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố còn bỏ lọt tội phạm hoặc vẫn để xảy ra một số trường hợp oan sai. Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Việc xem xét, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự chuyển biến chậm. Hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân còn hạn chế, số người tái phạm cao. Những vấn đề này đang gây bức xúc trong nhân dân.
Trong bối cảnh đó Quốc hội đã ra Nghị quyết và sửa đổi bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng để có giải pháp tích cực, kiên quyết khắc phục trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Quốc hội ban hành Nghị quyết về công tác tư pháp, về đấu tranh phòng chống tội phạm, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác này. Nghị quyết giao Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể và yêu cầu phải tăng cường trách nhiệm, khẩn trương chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Hội nghị nghe lãnh đạo Thanh tra Chính phủ báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.
Lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp báo cáo kế hoạch và tình hình triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội đối với những nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ, ngành mình.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, nêu những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và bàn giải pháp tháo gỡ trong triển khai thực hiện; góp ý để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp đảm bảo sự phối hợp và tăng cường trách nhiệm giữa Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc triển khai và đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.
Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh mục đích, nội dung cốt lõi của Nghị quyết 37 là tạo cho được chuyển biến tích cực, rõ rệt ngay trong năm 2013; đảm bảo cuộc sống bình yên, tốt đẹp hơn cho nhân dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nội dung làm việc của Hội nghị được truyền hình, phát thanh trực tiếp để nhân dân và cử tri cả nước theo dõi, giám sát, thấy rõ hơn trách nhiệm, cũng như những cố gắng, nỗ lực của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện Luật và Nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá các cơ quan có nhiều cố gắng trong triển khai thực Nghị quyết 37; làm tốt việc phổ biến quán triệt cho cán bộ, công chức trong ngành; ban hành các văn bản chỉ đạo, chương trình kế hoạch tiến độ thực hiện gắn với chương trình công tác của Chính phủ, của ngành; thấy những thuận lợi khó khăn, vướng mắc trong triển thực hiện Nghị quyết; nêu những vấn đề đặt ra đối với công tác phối hợp giữa các ngành, tạo điều kiện để các hoàn thiện nhiệm vụ.
Các ngành đã nêu những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đã nêu trong Nghị quyết như nhóm các giải pháp liên quan về khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; nâng cao chất lượng chuyên môn, hiệu quả công tác; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ; cơ sở vật chất và nguồn kinh phí bảo đảm.
Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành và đề xuất cơ chế phối hợp trong triển khai thực hiện Nghị quyết, qua đó tạo chuyển biến tích cực, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội góp phần bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ triển khai tích cực hơn nữa các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu qua công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án, trấn áp tội phạm quyết liệt. Trong đó, trọng tâm làm tốt công tác phòng ngừa, kiềm chế sự gia tăng của vi phạm pháp luật và tội phạm, tiếp tục giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, vị phạm trật tự xây dựng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cháy nổ, tai nạn lao động, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác, đồng thời xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện đúng các chỉ tiêu trong Nghị quyết.
Đối với việc triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải khẩn trương có giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này, phúc đáp sự mong đợi và đòi hỏi của cử tri và nhân dân cả nước. Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương trong việc tổ chức lại Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng để sớm đi vào hoạt động, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả chung.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý để đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc trong năm 2013, cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ việc triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trên cả nước. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cả nước tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện Luật và Nghị quyết của Quốc hội./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tường thuật trực tiếp để đồng bào và cử tri cả nước theo dõi và giám sát.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định trong thành tựu chung của đất nước trong năm 2012 có phần đóng góp quan trọng của Chính phủ, các bộ, ngành thuộc Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan trong việc triển khai các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; phòng, chống tham nhũng; tạo được chuyển biến tích cực đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế- xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ bên cạnh những kết quả đã đạt được, cần nghiêm túc đánh giá về những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, công tác thi hành án và phòng, chống tham nhũng. Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng còn diễn biến phức tạp, trong một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất.
Công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp và tội phạm, tham nhũng hiệu quả chưa cao, hiệu lực răn đe, phòng ngừa còn thấp. Công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm, kiểm sát các hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố còn bỏ lọt tội phạm hoặc vẫn để xảy ra một số trường hợp oan sai. Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Việc xem xét, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự chuyển biến chậm. Hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân còn hạn chế, số người tái phạm cao. Những vấn đề này đang gây bức xúc trong nhân dân.
Trong bối cảnh đó Quốc hội đã ra Nghị quyết và sửa đổi bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng để có giải pháp tích cực, kiên quyết khắc phục trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Quốc hội ban hành Nghị quyết về công tác tư pháp, về đấu tranh phòng chống tội phạm, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác này. Nghị quyết giao Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể và yêu cầu phải tăng cường trách nhiệm, khẩn trương chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Hội nghị nghe lãnh đạo Thanh tra Chính phủ báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.
Lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp báo cáo kế hoạch và tình hình triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội đối với những nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ, ngành mình.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, nêu những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và bàn giải pháp tháo gỡ trong triển khai thực hiện; góp ý để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp đảm bảo sự phối hợp và tăng cường trách nhiệm giữa Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc triển khai và đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.
Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh mục đích, nội dung cốt lõi của Nghị quyết 37 là tạo cho được chuyển biến tích cực, rõ rệt ngay trong năm 2013; đảm bảo cuộc sống bình yên, tốt đẹp hơn cho nhân dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nội dung làm việc của Hội nghị được truyền hình, phát thanh trực tiếp để nhân dân và cử tri cả nước theo dõi, giám sát, thấy rõ hơn trách nhiệm, cũng như những cố gắng, nỗ lực của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện Luật và Nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá các cơ quan có nhiều cố gắng trong triển khai thực Nghị quyết 37; làm tốt việc phổ biến quán triệt cho cán bộ, công chức trong ngành; ban hành các văn bản chỉ đạo, chương trình kế hoạch tiến độ thực hiện gắn với chương trình công tác của Chính phủ, của ngành; thấy những thuận lợi khó khăn, vướng mắc trong triển thực hiện Nghị quyết; nêu những vấn đề đặt ra đối với công tác phối hợp giữa các ngành, tạo điều kiện để các hoàn thiện nhiệm vụ.
Các ngành đã nêu những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đã nêu trong Nghị quyết như nhóm các giải pháp liên quan về khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; nâng cao chất lượng chuyên môn, hiệu quả công tác; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ; cơ sở vật chất và nguồn kinh phí bảo đảm.
Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành và đề xuất cơ chế phối hợp trong triển khai thực hiện Nghị quyết, qua đó tạo chuyển biến tích cực, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội góp phần bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ triển khai tích cực hơn nữa các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu qua công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án, trấn áp tội phạm quyết liệt. Trong đó, trọng tâm làm tốt công tác phòng ngừa, kiềm chế sự gia tăng của vi phạm pháp luật và tội phạm, tiếp tục giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, vị phạm trật tự xây dựng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cháy nổ, tai nạn lao động, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác, đồng thời xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện đúng các chỉ tiêu trong Nghị quyết.
Đối với việc triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải khẩn trương có giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này, phúc đáp sự mong đợi và đòi hỏi của cử tri và nhân dân cả nước. Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương trong việc tổ chức lại Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng để sớm đi vào hoạt động, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả chung.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý để đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc trong năm 2013, cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ việc triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trên cả nước. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cả nước tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện Luật và Nghị quyết của Quốc hội./.
Hương Thủy (TTXVN)