Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong các đột phá chiến lược nêu trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 trình Đại hội XI của Đảng. Đây cũng là vấn đề quan tâm của đại biểu dự Đại hội.
Giáo sư Đặng Vũ Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội mong muốn giai đoạn tới, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Giáo sư Đặng Vũ Minh cho rằng trong giai đoạn vừa qua, cơ sở vật chất của các cơ sở nghiên cứu đã được tăng cường để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Điều quan trọng nhất là khoa học công nghệ phải gắn liền với việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.
“Tôi cho rằng, để bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, có nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng một vấn đề hiện nay rất đáng quan tâm đó là phát triển kinh tế phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên của đất nước, khai thác hợp lý các khoáng sản ” - giáo sư Đặng Vũ Minh nói.
Đại biểu Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong đó có nguồn lao động ở nông thôn. Hiện nay số lượng lao động ở nông thôn còn khá lớn nhưng chất lượng còn thấp. Để thực hiện yêu cầu về chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đề nghị Trung ương nên có chương trình đặc biệt ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng trường học, các thiết bị dạy và học và đội ngũ giáo viên cho lực lượng này.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Thanh, cần phải đào tạo nhanh lực lượng cán bộ giỏi, cán bộ có trình độ cao để bổ sung vào hệ thống chính trị, giữ những vị trí quan trọng trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo nhưng đồng thời cũng quan tâm đào tạo và có những chính sách thỏa đáng đối với cán bộ ở xã, phường và thị trấn vì đây là lực lượng trực tiếp triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.
Đề cập tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đại biểu Phan Thị Mỹ Thanh, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho rằng, trong công tác đào tạo hiện nay, nếu soát xét lại, có thể thấy lực lượng nữ tham gia còn hạn chế do không có thời gian, vì vậy nên có chính sách rất mở cho phụ nữ, tổ chức lớp bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn ngắn hạn cũng như dài hạn cho phù hợp.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước đã quan tâm sâu sắc đến bình đẳng giới nhưng dù ít hay nhiều thì phụ nữ cũng có những giới hạn nhất định, vì vậy, trong từng lĩnh vực công tác cũng như từng công việc, số lượng phụ nữ tham gia hạn chế do điều kiện chủ quan, khách quan.
Sắp tới, theo đề xuất của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cần nghiên cứu về cơ chế, chính sách đặc thù đối với phụ nữ để chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ ở từng lĩnh vực, từng chức vụ mà mình đảm đương./.
Giáo sư Đặng Vũ Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội mong muốn giai đoạn tới, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Giáo sư Đặng Vũ Minh cho rằng trong giai đoạn vừa qua, cơ sở vật chất của các cơ sở nghiên cứu đã được tăng cường để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Điều quan trọng nhất là khoa học công nghệ phải gắn liền với việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.
“Tôi cho rằng, để bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, có nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng một vấn đề hiện nay rất đáng quan tâm đó là phát triển kinh tế phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên của đất nước, khai thác hợp lý các khoáng sản ” - giáo sư Đặng Vũ Minh nói.
Đại biểu Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong đó có nguồn lao động ở nông thôn. Hiện nay số lượng lao động ở nông thôn còn khá lớn nhưng chất lượng còn thấp. Để thực hiện yêu cầu về chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đề nghị Trung ương nên có chương trình đặc biệt ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng trường học, các thiết bị dạy và học và đội ngũ giáo viên cho lực lượng này.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Thanh, cần phải đào tạo nhanh lực lượng cán bộ giỏi, cán bộ có trình độ cao để bổ sung vào hệ thống chính trị, giữ những vị trí quan trọng trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo nhưng đồng thời cũng quan tâm đào tạo và có những chính sách thỏa đáng đối với cán bộ ở xã, phường và thị trấn vì đây là lực lượng trực tiếp triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.
Đề cập tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đại biểu Phan Thị Mỹ Thanh, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho rằng, trong công tác đào tạo hiện nay, nếu soát xét lại, có thể thấy lực lượng nữ tham gia còn hạn chế do không có thời gian, vì vậy nên có chính sách rất mở cho phụ nữ, tổ chức lớp bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn ngắn hạn cũng như dài hạn cho phù hợp.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước đã quan tâm sâu sắc đến bình đẳng giới nhưng dù ít hay nhiều thì phụ nữ cũng có những giới hạn nhất định, vì vậy, trong từng lĩnh vực công tác cũng như từng công việc, số lượng phụ nữ tham gia hạn chế do điều kiện chủ quan, khách quan.
Sắp tới, theo đề xuất của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cần nghiên cứu về cơ chế, chính sách đặc thù đối với phụ nữ để chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ ở từng lĩnh vực, từng chức vụ mà mình đảm đương./.
Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)