Càng cận kề thời điểm cuối năm, tình hình buôn lậu qua các cửa khẩu biên giới càng gia tăng và phức tạp với số lượng hàng lậu chảy vào nội địa bị lực lượng chức năng phát hiện khá lớn. Vì vậy, lực lượng chức năng đang dốc toàn lực để kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Cùng đó, Ban chỉ đạo 127 Trung ương đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, các trạm kiểm soát liên hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống vận chuyển và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, Phó Ban chỉ đạo 127 Trung ương cho biết hiện nay, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu là lợi dụng địa hình đường biên giới sát các khu dân cư có nhiều đường mòn, lối mở, tập kết hàng lậu từ bên kia biên giới Trung Quốc rồi thuê cửu vạn “cõng” hàng đi theo đường mòn đến một số điểm tập kết, sau đó bốc lên ôtô và tiến sâu trong nội địa.
Một phương thức mới mà các đối tượng buôn lậu thường sử dụng là xé lẻ hàng hóa, dùng đò vận chuyển qua sông, thuê cửu vạn vác hàng qua các đường mòn biên giới vào những giờ cao điểm rồi dùng xe môtô vận chuyển hàng nhập lậu vào các khu chợ, bến xe, trung tâm thương mại sau đó đưa lên các xe container, xe tải nhỏ, xe khách chạy các tuyến Móng Cái đi Hải Hà, Đầm Hà, Cẩm Phả, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định…
Các đối tượng buôn lậu thường tập trung vào nhóm hàng có giá trị cao như ma túy, tiền giả, pháo các loại, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, đồ chơi bạo lực, quần áo may sẵn, mỹ phẩm, dầu nhờn, hàng điện tử, điện lạnh, điện thoại di động, rượu, thuốc lá ngoại…
Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng 9 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 120.000 vụ, xử lý 62.000 vụ vi phạm; trong đó 8.359 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; 9.036 vụ vi phạm về sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm an toàn thực phẩm; 40.472 vụ vi phạm về gian lận thương mại, với tổng số thu nộp ngân sách 240 tỷ đồng.
Hai Chi cục có trị giá hàng tịch thu chưa báo cáo là Thành phố Hồ Chí Minh (gần 60 tỷ đồng) và Hà Nội (trên 53 tỷ đồng).
Ông Đỗ Thanh Lam, Cục Phó Cục Quản lý thị trường cho biết do thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu ngày một tinh vi, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong khi đó lực lượng kiểm tra, kiểm soát thiếu về số lượng; kinh phí, phương tiện nghiệp vụ chưa đáp ứng.
Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các đơn vị cũng có nhiều hạn chế, chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Trong công tác chống hàng giả còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong nhận biết, phát hiện, khai thác, phân tích thông tin với hàng hóa vi phạm.
Ngoài ra, hệ thống chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại còn chưa hoàn thiện, nhiều lĩnh vực còn chồng chéo, không đồng bộ, thiếu cụ thể. Thậm chí một số văn bản pháp luật cũ chưa được thay đổi, bổ sung cho phù hợp...
Nhằm kiểm soát chặt hàng giả, hàng nhái ở thị trường nội địa, Cục Quản lý thị trường đã có kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường thời điểm trước, trong và sau Tết Giáp Ngọ 2014. Theo đó, đợt kiểm tra được triển khai trên nhiều mặt, từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại các chợ bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng, hội chợ đến các kho hàng, bến bãi trạm xe trung chuyển hàng hóa, cảng, ga hàng không, đường sắt...
Mặt hàng kiểm tra cũng đa dạng, từ 6 nhóm ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý theo Luật An toàn thực phẩm như rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột đến các nhóm hàng thuộc chương trình bình ổn giá, còn có thêm các mặt hàng đưa vào diện kiểm tra như xăng dầu, điện tử, điện lạnh, phân bón, hóa chất, thuốc tây, hàng gia dụng, đồ chơi trẻ em...
Mới đây, Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Chi cục trên cả nước tăng cường nắm tình hình địa bàn, phát hiện, xử lý các trường hợp buôn bán, chứa trữ xăng dầu lậu, địa điểm pha trộn, chế biến xăng dầu bất hợp pháp. Không chỉ tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hàng nhập lậu, hàng giả, dịp này, việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực giá, niêm yết giá cũng được các Chi cục lưu ý.
Các lực lượng kiểm tra sẽ tăng tần suất kiểm tra việc vận chuyển gia súc, gia cầm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cửa ngõ vào thành phố; các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép.
Cũng theo ông Đỗ Thanh Lam, từ nay đến cuối năm, Cục Quản lý thị trường tiếp tục phối hợp chặt với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tăng cường kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng yêu cầu chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng ở các tỉnh biên giới có kế hoạch phối hợp với các nước bạn nhằm hiệu quả hơn trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở khu vực biên giới.
Đặc biệt, các lực lượng chức năng phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chế tài xử lý vi phạm để răn đe đối với các hành vi tội phạm nói chung và tội phạm buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói riêng cho phù hợp nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ./.
Cùng đó, Ban chỉ đạo 127 Trung ương đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, các trạm kiểm soát liên hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống vận chuyển và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, Phó Ban chỉ đạo 127 Trung ương cho biết hiện nay, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu là lợi dụng địa hình đường biên giới sát các khu dân cư có nhiều đường mòn, lối mở, tập kết hàng lậu từ bên kia biên giới Trung Quốc rồi thuê cửu vạn “cõng” hàng đi theo đường mòn đến một số điểm tập kết, sau đó bốc lên ôtô và tiến sâu trong nội địa.
Một phương thức mới mà các đối tượng buôn lậu thường sử dụng là xé lẻ hàng hóa, dùng đò vận chuyển qua sông, thuê cửu vạn vác hàng qua các đường mòn biên giới vào những giờ cao điểm rồi dùng xe môtô vận chuyển hàng nhập lậu vào các khu chợ, bến xe, trung tâm thương mại sau đó đưa lên các xe container, xe tải nhỏ, xe khách chạy các tuyến Móng Cái đi Hải Hà, Đầm Hà, Cẩm Phả, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định…
Các đối tượng buôn lậu thường tập trung vào nhóm hàng có giá trị cao như ma túy, tiền giả, pháo các loại, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, đồ chơi bạo lực, quần áo may sẵn, mỹ phẩm, dầu nhờn, hàng điện tử, điện lạnh, điện thoại di động, rượu, thuốc lá ngoại…
Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng 9 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 120.000 vụ, xử lý 62.000 vụ vi phạm; trong đó 8.359 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; 9.036 vụ vi phạm về sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm an toàn thực phẩm; 40.472 vụ vi phạm về gian lận thương mại, với tổng số thu nộp ngân sách 240 tỷ đồng.
Hai Chi cục có trị giá hàng tịch thu chưa báo cáo là Thành phố Hồ Chí Minh (gần 60 tỷ đồng) và Hà Nội (trên 53 tỷ đồng).
Ông Đỗ Thanh Lam, Cục Phó Cục Quản lý thị trường cho biết do thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu ngày một tinh vi, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong khi đó lực lượng kiểm tra, kiểm soát thiếu về số lượng; kinh phí, phương tiện nghiệp vụ chưa đáp ứng.
Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các đơn vị cũng có nhiều hạn chế, chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Trong công tác chống hàng giả còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong nhận biết, phát hiện, khai thác, phân tích thông tin với hàng hóa vi phạm.
Ngoài ra, hệ thống chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại còn chưa hoàn thiện, nhiều lĩnh vực còn chồng chéo, không đồng bộ, thiếu cụ thể. Thậm chí một số văn bản pháp luật cũ chưa được thay đổi, bổ sung cho phù hợp...
Nhằm kiểm soát chặt hàng giả, hàng nhái ở thị trường nội địa, Cục Quản lý thị trường đã có kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường thời điểm trước, trong và sau Tết Giáp Ngọ 2014. Theo đó, đợt kiểm tra được triển khai trên nhiều mặt, từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại các chợ bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng, hội chợ đến các kho hàng, bến bãi trạm xe trung chuyển hàng hóa, cảng, ga hàng không, đường sắt...
Mặt hàng kiểm tra cũng đa dạng, từ 6 nhóm ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý theo Luật An toàn thực phẩm như rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột đến các nhóm hàng thuộc chương trình bình ổn giá, còn có thêm các mặt hàng đưa vào diện kiểm tra như xăng dầu, điện tử, điện lạnh, phân bón, hóa chất, thuốc tây, hàng gia dụng, đồ chơi trẻ em...
Mới đây, Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Chi cục trên cả nước tăng cường nắm tình hình địa bàn, phát hiện, xử lý các trường hợp buôn bán, chứa trữ xăng dầu lậu, địa điểm pha trộn, chế biến xăng dầu bất hợp pháp. Không chỉ tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hàng nhập lậu, hàng giả, dịp này, việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực giá, niêm yết giá cũng được các Chi cục lưu ý.
Các lực lượng kiểm tra sẽ tăng tần suất kiểm tra việc vận chuyển gia súc, gia cầm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cửa ngõ vào thành phố; các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép.
Cũng theo ông Đỗ Thanh Lam, từ nay đến cuối năm, Cục Quản lý thị trường tiếp tục phối hợp chặt với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tăng cường kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng yêu cầu chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng ở các tỉnh biên giới có kế hoạch phối hợp với các nước bạn nhằm hiệu quả hơn trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở khu vực biên giới.
Đặc biệt, các lực lượng chức năng phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chế tài xử lý vi phạm để răn đe đối với các hành vi tội phạm nói chung và tội phạm buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói riêng cho phù hợp nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ./.
Uyên Hương (TTXVN)