Nhận định về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 1 năm nay của ngành Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tuy tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá trị gia tăng trong công nghiệp chỉ là 5% làm cho chất lượng tăng trưởng công nghiệp có vấn đề.
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý 1 của Bộ Công Thương, tổ chức ngày 5/4, những vấn đề nóng được bàn nhiều là thông tin về giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, tình hình nhập siêu lớn, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng... làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và tình hình sản xuất kinh doanh.
Tăng trưởng nhưng chưa ấn tượng
Hầu hết lãnh đạo các ngành, các tập đoàn, tổng công ty, sở công thương các tỉnh đều cho rằng sản xuất công nghiệp trong những tháng đầu năm nay có những chuyển biến tích cực so với thời kỳ suy giảm kinh tế. Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm khoảng 90% giá trị sản xuất toàn ngành - có mức tăng 14,1% (cùng kỳ năm trước chỉ tăng 1,8%), cho thấy sự phục hồi của sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào sự gia tăng của nhóm hàng này.
Tuy vậy, theo đánh giá của Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp tăng trưởng không đều ở các khu vực kinh tế. Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng trở lại của sản xuất công nghiệp vẫn là khu vực ngoài quốc doanh có mức tăng 14,6% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,4%. Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong chuỗi sản xuất của các công ty đa quốc gia có đơn hàng phụ thuộc phần lớn vào công ty mẹ nên nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng trước những tín hiệu tích cực của kinh tế trong và ngoài nước.
Trong điều kiện giá cả vật tư, nguyên liệu và các chi phí đầu vào đã và đang có chiều hướng tăng, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về vốn sản xuất.
Kim ngạch nhập khẩu ba tháng đầu năm đã đạt đến con số trên 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng như xăng dầu, kim loại thường, sợi các loại, phôi thép đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng hơn 1,3 tỷ USD. Cả bốn nhóm hàng cần nhập khẩu, kiểm soát và hạn chế đều gia tăng kim ngạch ở mức cao.
Bộ Công Thương cho rằng nếu không có biện pháp mạnh để hạn chế nhập khẩu ngay từ tháng tới, Việt Nam sẽ không đảm bảo tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu ở mức 20% như chỉ đạo của Chính phủ (hiện ba tháng tỷ lệ này là 25%).
Tạo thế và lực
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, chín tháng còn lại của năm nay, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục thúc đẩy sản xuất để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và khối lượng hàng hóa cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải tiến công nghệ, tăng cường quản lý, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu và các máy móc thiết bị đã sản xuất được ở trong nước để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh, góp phần giảm nhập siêu.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư và giải ngân các dự án đầu tư nhằm có thêm năng lực sản xuất mới cho năm và các năm tiếp theo; riêng các dự án của ngành dệt may, da giày, nhựa khi hoàn thành sẽ tăng tự chủ sản phẩm nguyên phụ liệu trong nước, giảm nhập khẩu.
Về cân bằng cán cân thương mại, thời gian tới bộ sẽ xây dựng danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được để các dự án đầu tư có thể sử dụng, góp phần giảm nhập siêu theo Nghị quyết của Chính phủ.
Bộ trưởng cho biết sắp tới Chính phủ cũng chỉ đạo các đơn vị sử dụng vốn ngân sách phải sử dụng hàng trong nước. "Làm cho cuộc vận động đi vào thực chất, nâng cao tính cạnh tranh hàng Việt," Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Về giá cả, Bộ trưởng cũng cho rằng doanh nghiệp Nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc đưa ra giá bán hợp lý với người tiêu dùng để tạo ra sự lan tỏa; đồng thời kiểm tra ngay một số cơ sở sản xuất và đại lý về giá thành, bán theo giá niêm yết để có hình thức xử lý ngay các trường hợp tăng giá bất hợp lý. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay vẫn là tiếp cận vốn tín dụng và lãi suất cho vay quá cao, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ để có sự chỉ đạo kịp thời cho các ngân hàng thương mại.
Một vấn đề cũng được đề cập nhiều tại hội nghị là đảm bảo điện cho sản xuất. Trong quý 1, ngành điện cố gắng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và đời sống của nhân dân nhưng sang quý 2, tình hình sản xuất và cung ứng điện đang đứng trước nhiều khó khăn.
Vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền mạnh hơn về tiết kiệm điện, theo Bộ trưởng trong điều kiện không đáp ứng được 100% nhu cầu điện ngành điện phải có giải pháp trong việc phân phối điện, ưu tiên điện cho sản xuất, xuất khẩu, các cơ sở quan trọng như trường học, bệnh viện.
Tới đây, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông, thủy sản của một số ngành hàng có lượng hàng hóa lớn như gạo, thủy sản, càphê và một số nông sản khác nhằm duy trì phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và ổn định giá hàng hóa.
Đồng thời, hai bộ sẽ xây dựng và cải tiến các phương pháp thu mua tồn trữ một số mặt hàng nông sản xuất khẩu như gạo, càphê, hạt điều, hạt tiêu để giữ giá, tránh thiệt hại cho người nông dân và doanh nghiệp./.
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý 1 của Bộ Công Thương, tổ chức ngày 5/4, những vấn đề nóng được bàn nhiều là thông tin về giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, tình hình nhập siêu lớn, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng... làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và tình hình sản xuất kinh doanh.
Tăng trưởng nhưng chưa ấn tượng
Hầu hết lãnh đạo các ngành, các tập đoàn, tổng công ty, sở công thương các tỉnh đều cho rằng sản xuất công nghiệp trong những tháng đầu năm nay có những chuyển biến tích cực so với thời kỳ suy giảm kinh tế. Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm khoảng 90% giá trị sản xuất toàn ngành - có mức tăng 14,1% (cùng kỳ năm trước chỉ tăng 1,8%), cho thấy sự phục hồi của sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào sự gia tăng của nhóm hàng này.
Tuy vậy, theo đánh giá của Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp tăng trưởng không đều ở các khu vực kinh tế. Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng trở lại của sản xuất công nghiệp vẫn là khu vực ngoài quốc doanh có mức tăng 14,6% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,4%. Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong chuỗi sản xuất của các công ty đa quốc gia có đơn hàng phụ thuộc phần lớn vào công ty mẹ nên nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng trước những tín hiệu tích cực của kinh tế trong và ngoài nước.
Trong điều kiện giá cả vật tư, nguyên liệu và các chi phí đầu vào đã và đang có chiều hướng tăng, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về vốn sản xuất.
Kim ngạch nhập khẩu ba tháng đầu năm đã đạt đến con số trên 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng như xăng dầu, kim loại thường, sợi các loại, phôi thép đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng hơn 1,3 tỷ USD. Cả bốn nhóm hàng cần nhập khẩu, kiểm soát và hạn chế đều gia tăng kim ngạch ở mức cao.
Bộ Công Thương cho rằng nếu không có biện pháp mạnh để hạn chế nhập khẩu ngay từ tháng tới, Việt Nam sẽ không đảm bảo tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu ở mức 20% như chỉ đạo của Chính phủ (hiện ba tháng tỷ lệ này là 25%).
Tạo thế và lực
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, chín tháng còn lại của năm nay, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục thúc đẩy sản xuất để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và khối lượng hàng hóa cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải tiến công nghệ, tăng cường quản lý, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu và các máy móc thiết bị đã sản xuất được ở trong nước để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh, góp phần giảm nhập siêu.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư và giải ngân các dự án đầu tư nhằm có thêm năng lực sản xuất mới cho năm và các năm tiếp theo; riêng các dự án của ngành dệt may, da giày, nhựa khi hoàn thành sẽ tăng tự chủ sản phẩm nguyên phụ liệu trong nước, giảm nhập khẩu.
Về cân bằng cán cân thương mại, thời gian tới bộ sẽ xây dựng danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được để các dự án đầu tư có thể sử dụng, góp phần giảm nhập siêu theo Nghị quyết của Chính phủ.
Bộ trưởng cho biết sắp tới Chính phủ cũng chỉ đạo các đơn vị sử dụng vốn ngân sách phải sử dụng hàng trong nước. "Làm cho cuộc vận động đi vào thực chất, nâng cao tính cạnh tranh hàng Việt," Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Về giá cả, Bộ trưởng cũng cho rằng doanh nghiệp Nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc đưa ra giá bán hợp lý với người tiêu dùng để tạo ra sự lan tỏa; đồng thời kiểm tra ngay một số cơ sở sản xuất và đại lý về giá thành, bán theo giá niêm yết để có hình thức xử lý ngay các trường hợp tăng giá bất hợp lý. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay vẫn là tiếp cận vốn tín dụng và lãi suất cho vay quá cao, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ để có sự chỉ đạo kịp thời cho các ngân hàng thương mại.
Một vấn đề cũng được đề cập nhiều tại hội nghị là đảm bảo điện cho sản xuất. Trong quý 1, ngành điện cố gắng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và đời sống của nhân dân nhưng sang quý 2, tình hình sản xuất và cung ứng điện đang đứng trước nhiều khó khăn.
Vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền mạnh hơn về tiết kiệm điện, theo Bộ trưởng trong điều kiện không đáp ứng được 100% nhu cầu điện ngành điện phải có giải pháp trong việc phân phối điện, ưu tiên điện cho sản xuất, xuất khẩu, các cơ sở quan trọng như trường học, bệnh viện.
Tới đây, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông, thủy sản của một số ngành hàng có lượng hàng hóa lớn như gạo, thủy sản, càphê và một số nông sản khác nhằm duy trì phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và ổn định giá hàng hóa.
Đồng thời, hai bộ sẽ xây dựng và cải tiến các phương pháp thu mua tồn trữ một số mặt hàng nông sản xuất khẩu như gạo, càphê, hạt điều, hạt tiêu để giữ giá, tránh thiệt hại cho người nông dân và doanh nghiệp./.
Mai Phương (Vietnam+)