Nhân kỷ niệm 55 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2010), chiều 24/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp và nói chuyện thân mật với 70 đại biểu là các Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, thầy thuốc lão thành của ngành y tế Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, ngành y tế đã vượt qua biết bao khó khăn, không ngừng phấn đấu và từng bước trưởng thành trong công tác chăm sóc sức khỏe, tạo cho người dân ngày càng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế.
Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, các cán bộ, nhân viên y tế có mặt trên khắp các chiến trường, những nẻo đường của Tổ quốc để chăm sóc, cứu chữa bộ đội, chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, ngành y tế có sự trưởng thành nhanh chóng, xuất sắc. Những tấm gương thầy thuốc y đức, tận tụy trị bệnh cứu người, các công trình nghiên cứu đột phá trong một số lĩnh vực là niềm tự hào của cả đất nước.
Sau khi chia sẻ về những hạn chế, yếu kém của ngành y tế, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị ngành y tế phải tập trung triển khai mạng lưới y tế cơ sở rộng hơn nữa để có thể chăm lo đầy đủ cho nhân dân dù là ở những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất. Nếu có mạng lưới y tế rộng khắp, người dân được chăm sóc tốt ở dưới cơ sở sẽ giúp giảm tải đáng kể cho y tế tuyến trên.
Chủ tịch nước yêu cầu ngành y tế đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ; tập trung đầu tư mạnh, có chiều sâu lĩnh vực này để có được những thầy thuốc tiếp cận trình độ y tế thế giới.
Cùng với đó, Bộ Y tế phải quan tâm đầu tư phát triển ngành dược để đất nước dần tự chủ về thuốc trị bệnh. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác khám chữa bệnh, công tác y tế dự phòng, sản xuất thuốc, vắcxin…
Chủ tịch nước cho rằng công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cũng cần được đẩy mạnh để ngành y tế phát triển vượt bậc.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, với phương châm đa dạng hóa, xã hội hóa y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong 10 năm gần đây đã có tiến bộ đáng kể; các chỉ tiêu sức khỏe nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Theo đánh giá của Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), so với cùng bậc GDP tính trên đầu người, Việt Nam thuộc nhóm các nước có thành tựu nổi bật về y tế.
Cả nước hiện có trên 13.400 cơ sở khám chữa bệnh công, trên 1.000 phòng khám đa khoa và nhà hộ sinh khu vực, mạng lưới y tế cơ sở có hơn 11.500 trạm y tế xã, y tế cơ quan xí nghiệp; hệ thống y tế tư nhân có trên 40.000 cơ sở hành nghề y, dược, y học cổ truyền.
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, nhiều công nghệ mũi nhọn của y học thế giới đang từng bước được ứng dụng ở Việt Nam như ghép tạng, mổ nội soi, mổ tim, mổ tách trẻ song sinh.
Năm 2009 vừa qua đánh dấu lần đầu tiên ngành y tế hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 19/19 chỉ tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao về công tác chăm sóc sức khỏe dân dân. Nổi bật trong thành tựu này là bốn chỉ tiêu do Quốc hội giao, gồm giảm suy dinh dưỡng trẻ em, giảm tỷ lệ sinh, xử lý chất thải y tế và bảo đảm tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân./.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, ngành y tế đã vượt qua biết bao khó khăn, không ngừng phấn đấu và từng bước trưởng thành trong công tác chăm sóc sức khỏe, tạo cho người dân ngày càng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế.
Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, các cán bộ, nhân viên y tế có mặt trên khắp các chiến trường, những nẻo đường của Tổ quốc để chăm sóc, cứu chữa bộ đội, chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, ngành y tế có sự trưởng thành nhanh chóng, xuất sắc. Những tấm gương thầy thuốc y đức, tận tụy trị bệnh cứu người, các công trình nghiên cứu đột phá trong một số lĩnh vực là niềm tự hào của cả đất nước.
Sau khi chia sẻ về những hạn chế, yếu kém của ngành y tế, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị ngành y tế phải tập trung triển khai mạng lưới y tế cơ sở rộng hơn nữa để có thể chăm lo đầy đủ cho nhân dân dù là ở những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất. Nếu có mạng lưới y tế rộng khắp, người dân được chăm sóc tốt ở dưới cơ sở sẽ giúp giảm tải đáng kể cho y tế tuyến trên.
Chủ tịch nước yêu cầu ngành y tế đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ; tập trung đầu tư mạnh, có chiều sâu lĩnh vực này để có được những thầy thuốc tiếp cận trình độ y tế thế giới.
Cùng với đó, Bộ Y tế phải quan tâm đầu tư phát triển ngành dược để đất nước dần tự chủ về thuốc trị bệnh. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác khám chữa bệnh, công tác y tế dự phòng, sản xuất thuốc, vắcxin…
Chủ tịch nước cho rằng công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cũng cần được đẩy mạnh để ngành y tế phát triển vượt bậc.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, với phương châm đa dạng hóa, xã hội hóa y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong 10 năm gần đây đã có tiến bộ đáng kể; các chỉ tiêu sức khỏe nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Theo đánh giá của Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), so với cùng bậc GDP tính trên đầu người, Việt Nam thuộc nhóm các nước có thành tựu nổi bật về y tế.
Cả nước hiện có trên 13.400 cơ sở khám chữa bệnh công, trên 1.000 phòng khám đa khoa và nhà hộ sinh khu vực, mạng lưới y tế cơ sở có hơn 11.500 trạm y tế xã, y tế cơ quan xí nghiệp; hệ thống y tế tư nhân có trên 40.000 cơ sở hành nghề y, dược, y học cổ truyền.
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, nhiều công nghệ mũi nhọn của y học thế giới đang từng bước được ứng dụng ở Việt Nam như ghép tạng, mổ nội soi, mổ tim, mổ tách trẻ song sinh.
Năm 2009 vừa qua đánh dấu lần đầu tiên ngành y tế hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 19/19 chỉ tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao về công tác chăm sóc sức khỏe dân dân. Nổi bật trong thành tựu này là bốn chỉ tiêu do Quốc hội giao, gồm giảm suy dinh dưỡng trẻ em, giảm tỷ lệ sinh, xử lý chất thải y tế và bảo đảm tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân./.
Dương Đức Dũng (Vietnam+)