Giám đốc điều hành văn phòng chi nhánh tại Indonesia của hãng chế tạo ôtô Ấn Độ Tata Motors Ltd, Biswadev Sengupta cho biết Tata Motors có kế hoạch đưa Indonesia trở thành một trung tâm xuất khẩu xe sang các nước Đông Nam Á.
Tata Motors, có kế hoạch bắt đầu bán hàng ở Indonesia trong hai tháng, và sớm đưa dây truyền lắp ráp của hãng tại đây vào hoạt động với chủ trương đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% - mức yêu cầu để có thể bán sản phẩm cho các nước thành viên khác trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với mức thuế bằng 0.
Ông Biswadev Sengupta nói rằng chiến lược phát triển của Tata Motors ở Indonesia được thiết lập và triển khai nhằm tận dụng các cơ hội lớn tại đây khi chính phủ nước này muốn Indonesia trở thành thị trường ôtô lớn nhất khu vực vào năm 2014, và nhất là dự báo phần đông trong tổng dân số 600 triệu người của ASEAN (tương đương với dân số của Mỹ, Brazil và Đức gộp lại) sẽ thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2020.
Và Indonesia - nền kinh tế lớn nhất và đông dân nhất Đông Nam Á sẽ là một đầu mối quan trọng cho tiêu thụ và cho chiến lược phát triển dài hạn của hãng.
Theo giới phân tích, nhà sản xuất ôtô lớn nhất Ấn Độ Tata Motors, có trụ sở tại Mumba, đang rất quan tâm mở rộng hoạt động ra bên ngoài còn vì một lý do là doanh số bán trên thị trường trong nước của hãng đang theo chiều hướng giảm sút kể từ tháng 11/2012, và đã giảm tới 32% trong tháng 6/2013 khi chỉ bán được 11.804 chiếc.
Cổ phiếu của Tata Motors cũng đã giảm 7,8% trong năm nay.
Trước mắt, Tata Motors muốn giới thiệu sản phẩm xe mini có giá cả chấp nhận được với đông đảo tầng lớp người tiêu thụ Inodnesia, tuy nhiên về lâu dài hãng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ mạnh nước ngoài khác tại đây, nhất là các hãng của Nhật, trong đó số một là Toyota Motor Corp.
Liên doanh giữa Toyota Motor với đối tác địa phương PT Astra International hiện đang kiểm soát khoảng một nửa thị trường của Indonesia.
Doanh số bán xe trong nước của liên doanh này đã tăng 4,2% trong tháng 5/2013, đạt 99.568 chiếc./.
Tata Motors, có kế hoạch bắt đầu bán hàng ở Indonesia trong hai tháng, và sớm đưa dây truyền lắp ráp của hãng tại đây vào hoạt động với chủ trương đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% - mức yêu cầu để có thể bán sản phẩm cho các nước thành viên khác trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với mức thuế bằng 0.
Ông Biswadev Sengupta nói rằng chiến lược phát triển của Tata Motors ở Indonesia được thiết lập và triển khai nhằm tận dụng các cơ hội lớn tại đây khi chính phủ nước này muốn Indonesia trở thành thị trường ôtô lớn nhất khu vực vào năm 2014, và nhất là dự báo phần đông trong tổng dân số 600 triệu người của ASEAN (tương đương với dân số của Mỹ, Brazil và Đức gộp lại) sẽ thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2020.
Và Indonesia - nền kinh tế lớn nhất và đông dân nhất Đông Nam Á sẽ là một đầu mối quan trọng cho tiêu thụ và cho chiến lược phát triển dài hạn của hãng.
Theo giới phân tích, nhà sản xuất ôtô lớn nhất Ấn Độ Tata Motors, có trụ sở tại Mumba, đang rất quan tâm mở rộng hoạt động ra bên ngoài còn vì một lý do là doanh số bán trên thị trường trong nước của hãng đang theo chiều hướng giảm sút kể từ tháng 11/2012, và đã giảm tới 32% trong tháng 6/2013 khi chỉ bán được 11.804 chiếc.
Cổ phiếu của Tata Motors cũng đã giảm 7,8% trong năm nay.
Trước mắt, Tata Motors muốn giới thiệu sản phẩm xe mini có giá cả chấp nhận được với đông đảo tầng lớp người tiêu thụ Inodnesia, tuy nhiên về lâu dài hãng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ mạnh nước ngoài khác tại đây, nhất là các hãng của Nhật, trong đó số một là Toyota Motor Corp.
Liên doanh giữa Toyota Motor với đối tác địa phương PT Astra International hiện đang kiểm soát khoảng một nửa thị trường của Indonesia.
Doanh số bán xe trong nước của liên doanh này đã tăng 4,2% trong tháng 5/2013, đạt 99.568 chiếc./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)