Nhật báo Quân giải phóng của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày 11/12 đã xác nhận, 4 tàu chiến của Hạm đội Bắc Hải, gồm 2 tàu khu trục có tên lửa điều khiển thuộc lớp Sovremenny do Nga sản xuất là tàu Hàng Châu và tàu Ninh Ba cùng hai tàu hộ vệ tên lửa là tàu Châu Sơn và tàu Mã An Sơn, đã tuần tra các vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku sau khi kết thúc cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 28/11 ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Bốn tàu chiến nói trên đã đi qua các hòn đảo Yonaguni và Iriomote ở tỉnh Okinawa của Nhật Bản từ sáng 10/12 để đến các vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Trước đó, hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này ngày 10/12 nói rằng 4 tàu chiến của PLA đã tuần tra gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trong khoảng 5 tiếng rưỡi đồng hồ và sau đó rời đi. Ngày 11/12, Tân Hoa Xã cho biết 4 tàu chiến này đã trở về căn cứ ở Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang vào tối cùng ngày.
Mặc dù Bắc Kinh đã tái khẳng định sử dụng sức mạnh quân sự là lựa chọn cuối cùng của nước này trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng song đây là lần thứ hai các tàu chiến của hải quân PLA tiến hành tuần tra tại các vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku kể từ khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này bằng cách mua lại các hòn đảo ở khu vực này từ các chủ sở hữu cá nhân hồi tháng 9 vừa qua.
Lần thứ nhất là vào ngày 16/10, Hạm đội Bắc Hải đã điều 7 tàu chiến tiến hành tuần tra ở vùng biển này nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo hiện đang do Nhật Bản kiểm soát này.
[Ba tàu hải giám Trung Quốc vào vùng biển Nhật Bản]
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) số ra ngày 12/12 dẫn lời ông Từ Quang Dụ, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp thuộc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ Quân bị Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận định: “PLA hiện diện ở các vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư là nhằm mục đích nói với Chính phủ Nhật Bản và thế giới bên ngoài rằng sự xuất hiện của Hải quân Trung Quốc ở đó sẽ trở nên thường xuyên và liên tục. Tuần tra là hành động đáp trả một số phát biểu mang tính chất diều hâu của hai ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản là ông Shinzo Abe và Shintaro Ishihara, cùng các nhà hoạt động cánh hữu khác của Nhật Bản liên quan tới quần đảo Điếu Ngư, đặc biệt là về đề xuất của ông Abe coi việc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản là một hành động phạm tội."
Hãng tin Kyodo dẫn thông báo của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản ở Okinawa nói rằng 2 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Nhật Bản quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trong ngày 11/12, nhấn mạnh rằng đây là lần thứ 15 các tàu của Chính phủ Trung Quốc xâm nhập vùng biển này kể từ tháng 9 đến nay.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã đưa tin tàu Ngư Chính 206 - được hạ thủy tại Thượng Hải ngày 11/12, trọng tải 5.800 tấn và là tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc - đã được điều động tham gia đội tàu tuần tra ngư nghiệp và phụ trách việc bảo vệ an toàn cho ngư dân Trung Quốc cũng như tăng cường tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Hoa Đông./.
Bốn tàu chiến nói trên đã đi qua các hòn đảo Yonaguni và Iriomote ở tỉnh Okinawa của Nhật Bản từ sáng 10/12 để đến các vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Trước đó, hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này ngày 10/12 nói rằng 4 tàu chiến của PLA đã tuần tra gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trong khoảng 5 tiếng rưỡi đồng hồ và sau đó rời đi. Ngày 11/12, Tân Hoa Xã cho biết 4 tàu chiến này đã trở về căn cứ ở Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang vào tối cùng ngày.
Mặc dù Bắc Kinh đã tái khẳng định sử dụng sức mạnh quân sự là lựa chọn cuối cùng của nước này trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng song đây là lần thứ hai các tàu chiến của hải quân PLA tiến hành tuần tra tại các vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku kể từ khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này bằng cách mua lại các hòn đảo ở khu vực này từ các chủ sở hữu cá nhân hồi tháng 9 vừa qua.
Lần thứ nhất là vào ngày 16/10, Hạm đội Bắc Hải đã điều 7 tàu chiến tiến hành tuần tra ở vùng biển này nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo hiện đang do Nhật Bản kiểm soát này.
[Ba tàu hải giám Trung Quốc vào vùng biển Nhật Bản]
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) số ra ngày 12/12 dẫn lời ông Từ Quang Dụ, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp thuộc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ Quân bị Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận định: “PLA hiện diện ở các vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư là nhằm mục đích nói với Chính phủ Nhật Bản và thế giới bên ngoài rằng sự xuất hiện của Hải quân Trung Quốc ở đó sẽ trở nên thường xuyên và liên tục. Tuần tra là hành động đáp trả một số phát biểu mang tính chất diều hâu của hai ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản là ông Shinzo Abe và Shintaro Ishihara, cùng các nhà hoạt động cánh hữu khác của Nhật Bản liên quan tới quần đảo Điếu Ngư, đặc biệt là về đề xuất của ông Abe coi việc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản là một hành động phạm tội."
Hãng tin Kyodo dẫn thông báo của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản ở Okinawa nói rằng 2 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Nhật Bản quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trong ngày 11/12, nhấn mạnh rằng đây là lần thứ 15 các tàu của Chính phủ Trung Quốc xâm nhập vùng biển này kể từ tháng 9 đến nay.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã đưa tin tàu Ngư Chính 206 - được hạ thủy tại Thượng Hải ngày 11/12, trọng tải 5.800 tấn và là tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc - đã được điều động tham gia đội tàu tuần tra ngư nghiệp và phụ trách việc bảo vệ an toàn cho ngư dân Trung Quốc cũng như tăng cường tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Hoa Đông./.
(TTXVN)