Tàu vũ trụ Dragon hoàn thành sứ mệnh tiếp tế cho ISS

Tàu vũ trụ chở hàng không người lái Dragon của Tập đoàn thám hiểm công nghệ không gian SpaceX đã trở về Trái Đất an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếp tế cho ISS.

Ngày 18/5, tàu vũ trụ chở hàng không người lái Dragon của Tập đoàn thám hiểm công nghệ không gian SpaceX đã trở về Trái Đất an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếp tế cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Trong thông báo chính thức trên trang mạng Twitter, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết con tàu chở gần 1,6 tấn mẫu vật nghiên cứu đã đáp thành công xuống Thái Bình Dương vào lúc 19 giờ 5 phút giờ GMT (2 giờ 5 phút sáng nay theo giờ Việt Nam).

Sau khi đáp xuống, Dragon sẽ được vận chuyển bằng tàu tới một cảng gần thành phố Los Angeles trước khi được đưa về cơ sở của SpaceX tại Texas để kiểm tra.

Trong sứ mệnh tiếp tế lần thứ ba này, tàu Dragon đã mất 28 ngày để chuyển toàn bộ 2.268 tấn vật liệu và thiết bị lên ISS, trong đó có những loại chuyên dụng phục vụ hơn 150 cuộc thí nghiệm khoa học trong năm nay.

Dragon được phóng thành công hôm 18/4 bằng tên lửa đẩy Falcon 9 từ căn cứ không quân Cape Canaveral. Trước đó, việc phóng tàu Dragon bị trì hoãn hai lần do các vấn đề về kỹ thuật.

SpaceX thuộc sở hữu của Elon Musk, nhà tỷ phú đồng sáng lập hãng Paypal. Đây là một trong nhiều công ty tư nhân đang hợp tác với NASA để thực hiện các chuyến bay khứ hồi giữa Trái Đất và ISS.

Theo hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD ký với NASA, SpaceX sẽ thực hiện ít nhất 12 chuyến bay tiếp tế cho ISS trong nhiều năm tới với tổng lượng hàng hóa mang theo mỗi đợt lên tới 2,2 tấn.

Ngoài SpaceX, NASA cũng đang hợp tác với các tập đoàn Boeing và Sierra Nevada về phát triển tàu vũ trụ tư nhân có người lái nhằm giảm bớt phụ thuộc vào tàu Soyuz của Nga trong việc chở phi hành đoàn lên ISS./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.