Ngày 2/6, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy khẳng định Madrid sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng cho tới khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Rajoy thừa nhận những rối loạn trong nền kinh tế Tây Ban Nha, song khẳng định nước này sẽ trụ vững với những biện pháp khắc khổ.
Ông nhấn mạnh ban lãnh đạo đất nước sẽ tiếp tục duy trì các chính sách tài chính nghiêm ngặt trong trường hợp cần thiết. Nhà lãnh đạo Tây Ban Nha cũng bày tỏ ủng hộ việc thiết lập một cơ quan tài chính chung của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để kiểm soát tài chính của liên minh tiền tệ này.
Tây Ban Nha hiện là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Eurozone - 24,4%. Nước này đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà giới chức lo sợ rằng có thể lan sang cả các nước thành viên khác.
Cắt giảm chi tiêu ngân sách là một trong những biện pháp được các nước gặp khó khăn tài chính tính tới. Thủ tướng Đức Angela Merkel từ lâu đã cho rằng thắt lưng buộc bụng là biện pháp quan trọng nhất để từng bước giải quyết bài toán nợ công trong Eurozone. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo một số nước bị khủng hoảng như Hy Lạp đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình phản đối của người dân.
Liên quan tới kinh tế châu Âu, ngày 2/6, phát biểu tại hội nghị với giới chính trị trong nước, Thủ tướng Merkel đã hoan nghênh Ailen thông qua Hiệp ước Tài chính mới của Liên minh châu Âu (EU), khẳng định đây là một bước đi quan trọng nhằm bình ổn EU./.
Thủ tướng Rajoy thừa nhận những rối loạn trong nền kinh tế Tây Ban Nha, song khẳng định nước này sẽ trụ vững với những biện pháp khắc khổ.
Ông nhấn mạnh ban lãnh đạo đất nước sẽ tiếp tục duy trì các chính sách tài chính nghiêm ngặt trong trường hợp cần thiết. Nhà lãnh đạo Tây Ban Nha cũng bày tỏ ủng hộ việc thiết lập một cơ quan tài chính chung của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để kiểm soát tài chính của liên minh tiền tệ này.
Tây Ban Nha hiện là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Eurozone - 24,4%. Nước này đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà giới chức lo sợ rằng có thể lan sang cả các nước thành viên khác.
Cắt giảm chi tiêu ngân sách là một trong những biện pháp được các nước gặp khó khăn tài chính tính tới. Thủ tướng Đức Angela Merkel từ lâu đã cho rằng thắt lưng buộc bụng là biện pháp quan trọng nhất để từng bước giải quyết bài toán nợ công trong Eurozone. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo một số nước bị khủng hoảng như Hy Lạp đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình phản đối của người dân.
Liên quan tới kinh tế châu Âu, ngày 2/6, phát biểu tại hội nghị với giới chính trị trong nước, Thủ tướng Merkel đã hoan nghênh Ailen thông qua Hiệp ước Tài chính mới của Liên minh châu Âu (EU), khẳng định đây là một bước đi quan trọng nhằm bình ổn EU./.
(TTXVN)