Ngày 27/9, Chính phủ Tây Ban Nha đã thông báo lịch trình chi tiết về các cải cách kinh tế và ngân sách khắc khổ năm 2013 và một ngày sau đó sẽ công bố kết quả kiểm toán độc lập đối với các ngân hàng. Đây được cho là những bước chuẩn bị của của nước này trước khi chính thức đề nghị xin cứu trợ.
Những cải cách của Tây Ban Nha nhằm lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư và kiểm soát việc chi tiêu bao gồm việc cắt giảm 8,9% ngân sách cho các bộ, cắt giảm chi tiêu của chính phủ 7,3% và tăng nguồn thu 4%, tăng mạnh thuế giá trị gia tăng, và đóng băng lương công chức năm thứ ba.
Các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế này sẽ có trị giá 39 tỷ euro. Tuy nhiên, Tây Ban Nha sẽ tăng lương hưu 1% và trước cuối năm nay sẽ thông báo việc cải cách lương hưu mà trong đó sẽ hạn chế việc nghỉ hưu sớm.
Nước này cũng sẽ thành lập một cơ quan giám sát độc lập việc thực thi ngân sách theo khuyến nghị của Liên minh châu Âu. Trong lúc đang thương lượng với châu Âu về gói cứu trợ, những điều chỉnh trên sẽ giúp Tây Ban Nha dễ "mặc cả" những điều khoản có lợi hơn.
Ngày 28/9, Tây Ban Nha dự kiến công bố kết quả kiểm toán đối với 14 ngân hàng đang chiếm 90% ngành ngân hàng của nước này để xác định số vốn mà các ngân hàng này cần. Con số có thể vào khoảng 55-60 tỷ euro, phù hợp với ước tính sơ bộ là 62 tỷ euro được đưa ra hồi tháng 6.
Trước đó, các nước đối tác trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã đồng ý dành khoản vay 100 tỷ euro để giúp Tây Ban Nha hỗ trợ hệ thống ngân hàng lao đao trong nước.
Giới phân tích cho rằng kết quả kiểm toán là bước cuối cùng để Tây Ban Nha có được tất cả những số liệu cần thiết trước khi đưa đề nghị xin cứu trợ.
Sự không chắc chắn về thời điểm Tây Ban Nha đưa ra đề nghị xin cứu trợ và những bất đồng ở châu Âu trong vấn đề thiết lập một liên minh ngân hàng đã khiến lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha ngày 26/9 vượt qua mức 6% lần đầu tiên kể từ sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo kế hoạch mua trái phiếu của các nước đang gặp khó khăn trong khu vực hồi đầu tháng.
Trong khi đó, trong đợt phát hành ngày 25/9, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng của Tây Ban Nha cũng đã tăng vọt so với đợt phát hành trước vào ngày 28/8.
Tuy nhiên, nếu Tây Ban Nha chính thức đề nghị cứu trợ, ECB sẽ bắt tay thực hiện chương trình mua trái phiếu như đã thông báo để giúp hạ lãi suất.
Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone, hiện là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.
Các nhà đầu tư đang lo ngại Tây Ban Nha sẽ không thể kiểm soát được thâm hụt ngân sách, khi các số liệu mới công bố cho thấy nước này có thể không đạt được mục tiêu hạ mức thâm hụt xuống 6,3% GDP trong năm nay.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho biết kinh tế nước này tiếp tục suy giảm mạnh trong quý III.
Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha đang ở mức cao ngất ngưởng là 25%./.
Những cải cách của Tây Ban Nha nhằm lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư và kiểm soát việc chi tiêu bao gồm việc cắt giảm 8,9% ngân sách cho các bộ, cắt giảm chi tiêu của chính phủ 7,3% và tăng nguồn thu 4%, tăng mạnh thuế giá trị gia tăng, và đóng băng lương công chức năm thứ ba.
Các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế này sẽ có trị giá 39 tỷ euro. Tuy nhiên, Tây Ban Nha sẽ tăng lương hưu 1% và trước cuối năm nay sẽ thông báo việc cải cách lương hưu mà trong đó sẽ hạn chế việc nghỉ hưu sớm.
Nước này cũng sẽ thành lập một cơ quan giám sát độc lập việc thực thi ngân sách theo khuyến nghị của Liên minh châu Âu. Trong lúc đang thương lượng với châu Âu về gói cứu trợ, những điều chỉnh trên sẽ giúp Tây Ban Nha dễ "mặc cả" những điều khoản có lợi hơn.
Ngày 28/9, Tây Ban Nha dự kiến công bố kết quả kiểm toán đối với 14 ngân hàng đang chiếm 90% ngành ngân hàng của nước này để xác định số vốn mà các ngân hàng này cần. Con số có thể vào khoảng 55-60 tỷ euro, phù hợp với ước tính sơ bộ là 62 tỷ euro được đưa ra hồi tháng 6.
Trước đó, các nước đối tác trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã đồng ý dành khoản vay 100 tỷ euro để giúp Tây Ban Nha hỗ trợ hệ thống ngân hàng lao đao trong nước.
Giới phân tích cho rằng kết quả kiểm toán là bước cuối cùng để Tây Ban Nha có được tất cả những số liệu cần thiết trước khi đưa đề nghị xin cứu trợ.
Sự không chắc chắn về thời điểm Tây Ban Nha đưa ra đề nghị xin cứu trợ và những bất đồng ở châu Âu trong vấn đề thiết lập một liên minh ngân hàng đã khiến lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha ngày 26/9 vượt qua mức 6% lần đầu tiên kể từ sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo kế hoạch mua trái phiếu của các nước đang gặp khó khăn trong khu vực hồi đầu tháng.
Trong khi đó, trong đợt phát hành ngày 25/9, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng của Tây Ban Nha cũng đã tăng vọt so với đợt phát hành trước vào ngày 28/8.
Tuy nhiên, nếu Tây Ban Nha chính thức đề nghị cứu trợ, ECB sẽ bắt tay thực hiện chương trình mua trái phiếu như đã thông báo để giúp hạ lãi suất.
Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone, hiện là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.
Các nhà đầu tư đang lo ngại Tây Ban Nha sẽ không thể kiểm soát được thâm hụt ngân sách, khi các số liệu mới công bố cho thấy nước này có thể không đạt được mục tiêu hạ mức thâm hụt xuống 6,3% GDP trong năm nay.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho biết kinh tế nước này tiếp tục suy giảm mạnh trong quý III.
Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha đang ở mức cao ngất ngưởng là 25%./.
Lê Minh (TTXVN)