Bộ trưởng Kinh tế Luis de Guindos và Bộ trưởng Ngân sách Cristobal Montoro của Tây Ban Nha vừa cho biết Tây Ban Nha bắt đầu ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính của nước này và đang tiến tới một thời điểm "bước ngoặt" nhờ tài chính công mạnh lên, cân đối tài khoản vãng lai tích cực và việc tiếp cận với các thị trường tài chính thế giới cũng được cải thiện.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Luis de Guindos, với những diễn biến tích cực này cùng với lạm phát đã dịu đi, quý 2/2013 "đánh dấu bước ngoặt với tăng trưởng kinh tế sẽ tiến gần tới 0%".
Bước ngoặt đó cho thấy nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) "đã chạm đầy và đang để suy thoái lại phía sau."
Trong khi Bộ trưởng Ngân sách Cristobal Montoro cũng cho hay quý 2 có thể sẽ là thời điểm bước ngoặt cho nền kinh tế Tây Ban Nha sau khi tình hình tài khóa trong tháng Năm đã tăng lên so với tháng Tư. Rất có thể là nền kinh tế Tây Ban Nha "đã chạm đáy và đang tiến tới một bước ngoặt."
Tây Ban Nha đã rơi vào suy thoái từ năm 2011 - đợt suy thoái thứ hai trong vòng năm năm kể từ sau khi nền kinh tế nước này suy sụp do tình trạng vỡ bong bóng nhà đất vào năm 2008 và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha lên tới trên 27%.
Năm ngoái, Tây Ban Nha đã nhận 41 tỷ euro (55 tỷ USD) từ các đối tác trong Khu vực Eurozone để giải cứu các ngân hàng ốm yếu của họ.
Sau khi nhận gói cứu trợ ngân hàng này, Tây Ban Nha đã từ chối xin một gói hỗ trợ đầy đủ và kể từ đó các chi phí vay mượn của Tây Ban Nha giảm dần do những căng thẳng về tài chính công dịu bớt.
Chính phủ bảo thủ hiện nay của Tây Ban Nha vẫn đang áp dụng các biện pháp cắt giảm ngân sách ngặt nghèo nhằm mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách từ mức 7% GDP của năm ngoái giảm xuống còn 6,3% GDP năm nay và giảm tiếp xuống 5,5% GDP trong năm 2014./.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Luis de Guindos, với những diễn biến tích cực này cùng với lạm phát đã dịu đi, quý 2/2013 "đánh dấu bước ngoặt với tăng trưởng kinh tế sẽ tiến gần tới 0%".
Bước ngoặt đó cho thấy nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) "đã chạm đầy và đang để suy thoái lại phía sau."
Trong khi Bộ trưởng Ngân sách Cristobal Montoro cũng cho hay quý 2 có thể sẽ là thời điểm bước ngoặt cho nền kinh tế Tây Ban Nha sau khi tình hình tài khóa trong tháng Năm đã tăng lên so với tháng Tư. Rất có thể là nền kinh tế Tây Ban Nha "đã chạm đáy và đang tiến tới một bước ngoặt."
Tây Ban Nha đã rơi vào suy thoái từ năm 2011 - đợt suy thoái thứ hai trong vòng năm năm kể từ sau khi nền kinh tế nước này suy sụp do tình trạng vỡ bong bóng nhà đất vào năm 2008 và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha lên tới trên 27%.
Năm ngoái, Tây Ban Nha đã nhận 41 tỷ euro (55 tỷ USD) từ các đối tác trong Khu vực Eurozone để giải cứu các ngân hàng ốm yếu của họ.
Sau khi nhận gói cứu trợ ngân hàng này, Tây Ban Nha đã từ chối xin một gói hỗ trợ đầy đủ và kể từ đó các chi phí vay mượn của Tây Ban Nha giảm dần do những căng thẳng về tài chính công dịu bớt.
Chính phủ bảo thủ hiện nay của Tây Ban Nha vẫn đang áp dụng các biện pháp cắt giảm ngân sách ngặt nghèo nhằm mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách từ mức 7% GDP của năm ngoái giảm xuống còn 6,3% GDP năm nay và giảm tiếp xuống 5,5% GDP trong năm 2014./.
Thùy Chi (TTXVN)