Ngày 10/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Long An phối hợp cùng Liên đoàn Hợp tác xã Cộng hòa liên bang Đức tổ chức hội nghị “Nâng cao năng lực hợp tác xã sản xuất rau, củ, quả các tỉnh Tây Nam bộ.”
Hơn 200 đại biểu đại diện lãnh đạo Liên đoàn Hợp tác xã Cộng hòa liên bang Đức; Viện nghiên cứu cây ăn quả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các Hợp tác xã sản xuất rau củ quả của 13 tỉnh Tây Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh đã tham dự.
Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận xoay quanh các vấn đề: nâng cao năng lực cạnh tranh Hợp tác xã rau, củ quả; thực trạng của các hợp tác xã sản xuất rau, củ, quả; giải pháp củng cố, nâng cao năng lực đối với các hợp tác xã; công nghệ sau thu hoạch rau, củ, quả. Bên cạnh đó, Hội nghị còn giới thiệu xây dựng thương hiệu nông sản; giới thiệu về trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay diện tích rau tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của thành phố. Lượng rau mua bán qua hợp đồng chỉ chiếm khoảng 15%, phần lớn được các thương gia thu gom và bán qua các chợ đầu mối. Một số ít được nông dân bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, thời gian qua, các hộ nông dân trồng rau, củ, qủa sản xuất theo tập quán cũ, nhỏ lẻ, lạm dụng nhiều phân hoá học, thuốc bảo vệ, làm ảnh hưởng đến uy tín rau, củ, quả đối với các vùng chuyên sản xuất màu. Sản phẩm do người dân sản xuất ra khó tiêu thụ, giá cả thấp, không bù được chi phí, cuộc sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhu cầu của thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như thị trường các nơi khác đòi hỏi các tỉnh Tây Nam bộ phải mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng.
Theo ông Công Hoàng Bạch, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Long An, Hội nghị này nhằm tập hợp nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi kinh nghiệm của các khoa, viện, trường, doanh nghiệp; đồng thời, bàn các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các hợp tác xã rau, củ, quả; những kiến thức và kỹ năng thực hành nông nghiệp tốt; tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, nhằm phát triển kinh tế hợp tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản của các đơn vị kinh tế trong thời gian tới trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm từ các Hợp tác xã nông nghiệp Đức về vai trò của Hợp tác xã và liên doanh liên kết.
Hội nghị kết thúc ngày 11/11/2011./.
Hơn 200 đại biểu đại diện lãnh đạo Liên đoàn Hợp tác xã Cộng hòa liên bang Đức; Viện nghiên cứu cây ăn quả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các Hợp tác xã sản xuất rau củ quả của 13 tỉnh Tây Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh đã tham dự.
Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận xoay quanh các vấn đề: nâng cao năng lực cạnh tranh Hợp tác xã rau, củ quả; thực trạng của các hợp tác xã sản xuất rau, củ, quả; giải pháp củng cố, nâng cao năng lực đối với các hợp tác xã; công nghệ sau thu hoạch rau, củ, quả. Bên cạnh đó, Hội nghị còn giới thiệu xây dựng thương hiệu nông sản; giới thiệu về trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay diện tích rau tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của thành phố. Lượng rau mua bán qua hợp đồng chỉ chiếm khoảng 15%, phần lớn được các thương gia thu gom và bán qua các chợ đầu mối. Một số ít được nông dân bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, thời gian qua, các hộ nông dân trồng rau, củ, qủa sản xuất theo tập quán cũ, nhỏ lẻ, lạm dụng nhiều phân hoá học, thuốc bảo vệ, làm ảnh hưởng đến uy tín rau, củ, quả đối với các vùng chuyên sản xuất màu. Sản phẩm do người dân sản xuất ra khó tiêu thụ, giá cả thấp, không bù được chi phí, cuộc sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhu cầu của thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như thị trường các nơi khác đòi hỏi các tỉnh Tây Nam bộ phải mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng.
Theo ông Công Hoàng Bạch, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Long An, Hội nghị này nhằm tập hợp nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi kinh nghiệm của các khoa, viện, trường, doanh nghiệp; đồng thời, bàn các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các hợp tác xã rau, củ, quả; những kiến thức và kỹ năng thực hành nông nghiệp tốt; tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, nhằm phát triển kinh tế hợp tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản của các đơn vị kinh tế trong thời gian tới trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm từ các Hợp tác xã nông nghiệp Đức về vai trò của Hợp tác xã và liên doanh liên kết.
Hội nghị kết thúc ngày 11/11/2011./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)