Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Tây Ninh rà soát lại các công trình hạ tầng để huy động mọi nguồn vốn đầu tư, đồng thời chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lao động trong nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống cho người dân và cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tây Ninh ngày 11/8 về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 và phương hướng trong năm năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, đảm bảo đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, làm tốt công tác môi trường, đảm bảo tốt an ninh trật tự an toàn xã hội.
Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém mà Tây Ninh cần khắc phục trong thời gian tới, đó là kinh tế tăng trưởng nhưng chưa có bước đột phá và thiếu vững chắc, sản xuất nông nghiệp thiếu định hướng ổn định lâu dài, công nghiệp hầu hết là quy mô nhỏ và sử dụng nhiều lao động, công nghệ chưa tiên tiến, dễ gây ô nhiễm môi trường...
Thủ tướng yêu cầu trong Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới, phần kiểm điểm đánh giá nhiệm kỳ cần đi sâu phân tích, tìm ra các giải pháp cụ thể để khắc phục cho được những hạn chế.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Tây Ninh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch năm 2010, trong đó thực hiện giải ngân có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đồng thời chỉ đạo tốt Đại hội Đảng bộ các cấp.
Trao đổi về phương hướng của tỉnh trong năm năm tới, Thủ tướng chỉ đạo Tây Ninh phải cụ thể hóa từng chỉ tiêu phát triển, trong đó có việc tìm nhà đầu tư vào 8 khu công nghiệp, sớm lập dự án để kêu gọi đầu tư ximăng giai đoạn 2, xây dựng các chương trình đề án công nghiệp chế biến sâu (bột mỳ, cao su..), đưa nhanh công nghiệp hóa dược vào khu công nghiệp công nghệ cao.
Tỉnh cần áp dụng khoa học công nghệ, đưa nhanh các giống mới vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
Thủ tướng lưu ý lãnh đạo tỉnh Tây Ninh quan tâm chỉ đạo làm tốt các vấn đề xã hội, trong đó kết hợp trồng và bảo vệ rừng, đảm bảo tốt an ninh trật tự.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã cho ý kiến liên quan đến các kiến nghị của tỉnh về việc xây dựng tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài dài 55km, mở rộng quốc lộ 22B, các tuyến đường biên giới và đường liên tỉnh, huyện, xã.
Trong năm năm qua, GDP của Tây Ninh tăng bình quân hàng năm là 14%, thu nhập đầu người đạt 1.390 USD, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản tăng bình quân 7%, công nghiệp tăng 16,8%, dịch vụ tăng 21,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,5%.
Tỉnh Tây Ninh đã đề ra phương hướng nhiệm vụ năm năm tới (2011-2015), trong đó GDP tăng bình quân hàng năm trên 14%, thu nhập bình quân đầu người đến 2015 đạt trên 2.970 USD, giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng bình quân 21%, dịch vụ tăng trên 14%, xuất khẩu tăng 20%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%, 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, tỉnh đưa ra những giải pháp cụ thể là tập trung phát triển công nghiệp gắn với việc ổn định và nâng cao chất lượng của sản xuất nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ; tăng cường đầu tư hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị và khu công nghiệp, đồng thời khai thác tốt tiềm năng về đất đai, lao động, công nghiệp và du lịch./.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tây Ninh ngày 11/8 về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 và phương hướng trong năm năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, đảm bảo đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, làm tốt công tác môi trường, đảm bảo tốt an ninh trật tự an toàn xã hội.
Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém mà Tây Ninh cần khắc phục trong thời gian tới, đó là kinh tế tăng trưởng nhưng chưa có bước đột phá và thiếu vững chắc, sản xuất nông nghiệp thiếu định hướng ổn định lâu dài, công nghiệp hầu hết là quy mô nhỏ và sử dụng nhiều lao động, công nghệ chưa tiên tiến, dễ gây ô nhiễm môi trường...
Thủ tướng yêu cầu trong Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới, phần kiểm điểm đánh giá nhiệm kỳ cần đi sâu phân tích, tìm ra các giải pháp cụ thể để khắc phục cho được những hạn chế.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Tây Ninh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch năm 2010, trong đó thực hiện giải ngân có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đồng thời chỉ đạo tốt Đại hội Đảng bộ các cấp.
Trao đổi về phương hướng của tỉnh trong năm năm tới, Thủ tướng chỉ đạo Tây Ninh phải cụ thể hóa từng chỉ tiêu phát triển, trong đó có việc tìm nhà đầu tư vào 8 khu công nghiệp, sớm lập dự án để kêu gọi đầu tư ximăng giai đoạn 2, xây dựng các chương trình đề án công nghiệp chế biến sâu (bột mỳ, cao su..), đưa nhanh công nghiệp hóa dược vào khu công nghiệp công nghệ cao.
Tỉnh cần áp dụng khoa học công nghệ, đưa nhanh các giống mới vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
Thủ tướng lưu ý lãnh đạo tỉnh Tây Ninh quan tâm chỉ đạo làm tốt các vấn đề xã hội, trong đó kết hợp trồng và bảo vệ rừng, đảm bảo tốt an ninh trật tự.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã cho ý kiến liên quan đến các kiến nghị của tỉnh về việc xây dựng tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài dài 55km, mở rộng quốc lộ 22B, các tuyến đường biên giới và đường liên tỉnh, huyện, xã.
Trong năm năm qua, GDP của Tây Ninh tăng bình quân hàng năm là 14%, thu nhập đầu người đạt 1.390 USD, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản tăng bình quân 7%, công nghiệp tăng 16,8%, dịch vụ tăng 21,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,5%.
Tỉnh Tây Ninh đã đề ra phương hướng nhiệm vụ năm năm tới (2011-2015), trong đó GDP tăng bình quân hàng năm trên 14%, thu nhập bình quân đầu người đến 2015 đạt trên 2.970 USD, giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng bình quân 21%, dịch vụ tăng trên 14%, xuất khẩu tăng 20%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%, 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, tỉnh đưa ra những giải pháp cụ thể là tập trung phát triển công nghiệp gắn với việc ổn định và nâng cao chất lượng của sản xuất nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ; tăng cường đầu tư hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị và khu công nghiệp, đồng thời khai thác tốt tiềm năng về đất đai, lao động, công nghiệp và du lịch./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)