Ngày 17/8, Chính phủ Tây Ban Nha thông báo sẽ sớm đề nghị được giải ngân khoản đầu tiên trong gói cứu trợ mà Khu vực đồng euro đã nhất trí dành cho xứ sở "Bò Tót" nhằm cứu các ngân hàng đang có nguy cơ phá sản của nước này.
Một người phát ngôn Bộ Kinh tế Tây Ban Nha cho biết đề nghị về giải ngân đang được soạn thảo và sẽ được gửi đi sớm, song không đề cập thời điểm và số lượng tiền cụ thể vì còn chờ báo cáo từ ngân hàng trung ương. Theo quan chức này, khoản cứu trợ đầu tiên sẽ được sử dụng để tái cơ cấu và tái cấp vốn cho những ngân hàng đã được quốc hữu hóa.
Tháng Sáu vừa qua, các đối tác trong Khu vực đồng euro nhất trí cho Tây Ban Nha vay 100 tỷ euro (124 tỷ USD). Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) đã dành riêng 30 tỷ euro dự trữ đề phòng Tây Ban Nha cần cứu trợ khẩn cấp. Tuy nhiên, mọi khoản cứu trợ đều cần được Ủy ban châu Âu (EC), giới chức Khu vực đồng euro và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) chấp thuận.
Theo số liệu công bố cùng ngày, các khoản nợ khó đòi của Tây Ban Nha đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng sáu vừa qua, lên tới 164,36 tỷ euro, tương đương 9,42 tổng nợ của các ngân hàng.
Trong khi đó, những khó khăn mà quốc gia này đang phải đối mặt tiếp tục gia tăng: suy thoái kinh tế sẽ kéo dài đến hết năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%, mức cao nhất trong số các nước công nghiệp.
Dù Tây Ban Nha đã nỗ lực cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách, khu vực tài chính nước này vẫn chịu sức ép từ các nhà đầu tư đòi tăng lãi suất trái phiếu chính phủ lên mức cao khó chấp nhận nổi./.
Một người phát ngôn Bộ Kinh tế Tây Ban Nha cho biết đề nghị về giải ngân đang được soạn thảo và sẽ được gửi đi sớm, song không đề cập thời điểm và số lượng tiền cụ thể vì còn chờ báo cáo từ ngân hàng trung ương. Theo quan chức này, khoản cứu trợ đầu tiên sẽ được sử dụng để tái cơ cấu và tái cấp vốn cho những ngân hàng đã được quốc hữu hóa.
Tháng Sáu vừa qua, các đối tác trong Khu vực đồng euro nhất trí cho Tây Ban Nha vay 100 tỷ euro (124 tỷ USD). Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) đã dành riêng 30 tỷ euro dự trữ đề phòng Tây Ban Nha cần cứu trợ khẩn cấp. Tuy nhiên, mọi khoản cứu trợ đều cần được Ủy ban châu Âu (EC), giới chức Khu vực đồng euro và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) chấp thuận.
Theo số liệu công bố cùng ngày, các khoản nợ khó đòi của Tây Ban Nha đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng sáu vừa qua, lên tới 164,36 tỷ euro, tương đương 9,42 tổng nợ của các ngân hàng.
Trong khi đó, những khó khăn mà quốc gia này đang phải đối mặt tiếp tục gia tăng: suy thoái kinh tế sẽ kéo dài đến hết năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%, mức cao nhất trong số các nước công nghiệp.
Dù Tây Ban Nha đã nỗ lực cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách, khu vực tài chính nước này vẫn chịu sức ép từ các nhà đầu tư đòi tăng lãi suất trái phiếu chính phủ lên mức cao khó chấp nhận nổi./.
(TTXVN)