Liên quan đến kế hoạch làm sạch nước tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 9/6 cho biết sẽ thử vận hành hệ thống thiết bị làm sạch nước nhiễm xạ nồng độ thấp trong ngày mai (10/6).
Dự kiến ngày 15/6, TEPCO sẽ xem xét có chính thức vận hành hệ thống này hay không. Nếu đi vào hoạt động, máy có khả năng giảm nồng độ chất phóng xạ trong nước xuống còn 1/10.000 lần.
Nước nhiễm xạ tồn đọng trong nhà máy hiện đã vượt qua con số 100.000 tấn và mỗi ngày nhà máy đổ thêm 500 tấn nước làm mát lò phản ứng, nên nếu kế hoạch vận hành diễn ra chậm thì nguy cơ nước nhiễm xạ rò rỉ ra ngoài sẽ càng lớn.
Theo TEPCO, hiệu suất khử xạ của thiết bị là 1.200 tấn nước/ngày. Là sản phẩm do hai công ty Nhật Bản là Toshiba và Hitachi cùng Tập đoàn Areva (Pháp) và Kurion (Mỹ) hợp tác sản xuất.
Thiết bị được lắp đặt bên trong bể xử lý chất thải tập trung. Nguyên lý hoạt động của thiết bị là tách dầu ra khỏi nước nhiễm xạ, tiếp đó, chất Zeolite trong thiết bị sẽ hấp thu các đồng vị phóng xạ Iodine và Ceasium. Tiếp theo, người ta sẽ sử dụng hóa chất đặc dụng khiến Ceasium và Strontium có trong nước kết tủa và lắng xuống đáy.
Sau cùng, nước đã được loại bỏ các chất phóng xạ, sẽ đi qua màng lọc để loại trừ thành phần muối. Nước tinh khiết sau khi lọc sạch sẽ được chuyển vào các bể chứa để tái sử dụng cho quá trình làm mát lò phản ứng số 1,2 và 3.
Như vậy, thiết bị này giúp cho chu trình sử dụng nước tại nhà máy tạo thành một vòng khép kín, giảm tối đa khả năng rò rỉ phóng xạ ra môi trường.
Tuy nhiên TEPCO cũng cho biết đang bàn bạc cách thức xử lý chất thải phóng xạ nồng độ cao phát sinh sau chu trình làm sạch nước, theo đó các chất này sẽ được lưu giữ trong thiết bị bảo quản do Nhà máy xây mới và lắp đặt./.
Dự kiến ngày 15/6, TEPCO sẽ xem xét có chính thức vận hành hệ thống này hay không. Nếu đi vào hoạt động, máy có khả năng giảm nồng độ chất phóng xạ trong nước xuống còn 1/10.000 lần.
Nước nhiễm xạ tồn đọng trong nhà máy hiện đã vượt qua con số 100.000 tấn và mỗi ngày nhà máy đổ thêm 500 tấn nước làm mát lò phản ứng, nên nếu kế hoạch vận hành diễn ra chậm thì nguy cơ nước nhiễm xạ rò rỉ ra ngoài sẽ càng lớn.
Theo TEPCO, hiệu suất khử xạ của thiết bị là 1.200 tấn nước/ngày. Là sản phẩm do hai công ty Nhật Bản là Toshiba và Hitachi cùng Tập đoàn Areva (Pháp) và Kurion (Mỹ) hợp tác sản xuất.
Thiết bị được lắp đặt bên trong bể xử lý chất thải tập trung. Nguyên lý hoạt động của thiết bị là tách dầu ra khỏi nước nhiễm xạ, tiếp đó, chất Zeolite trong thiết bị sẽ hấp thu các đồng vị phóng xạ Iodine và Ceasium. Tiếp theo, người ta sẽ sử dụng hóa chất đặc dụng khiến Ceasium và Strontium có trong nước kết tủa và lắng xuống đáy.
Sau cùng, nước đã được loại bỏ các chất phóng xạ, sẽ đi qua màng lọc để loại trừ thành phần muối. Nước tinh khiết sau khi lọc sạch sẽ được chuyển vào các bể chứa để tái sử dụng cho quá trình làm mát lò phản ứng số 1,2 và 3.
Như vậy, thiết bị này giúp cho chu trình sử dụng nước tại nhà máy tạo thành một vòng khép kín, giảm tối đa khả năng rò rỉ phóng xạ ra môi trường.
Tuy nhiên TEPCO cũng cho biết đang bàn bạc cách thức xử lý chất thải phóng xạ nồng độ cao phát sinh sau chu trình làm sạch nước, theo đó các chất này sẽ được lưu giữ trong thiết bị bảo quản do Nhà máy xây mới và lắp đặt./.
Cao Phong (Vietnam+)