Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 10/6 công khai bức ảnh chụp nhà giải lao dã chiến được lắp đặt ngay trong khuôn viên Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Bức ảnh này được TEPCO chụp hôm 15/5 vào thời điểm có khoảng chục tác nghiệp viên đang nghỉ ngơi sau ca làm việc bận rộn tại nhà máy trong nhà giải lao do nhà thầu đối tác Toshiba thiết kế và lắp đặt.
Nhà giải lao - hay còn gọi là nhà tiền chế - là công trình dã chiến tại nơi có nồng độ phóng xạ thấp để sử dụng làm khu nghỉ ngơi cho các tác nghiệp viên.
Nhà giải lao là sáng kiến của TEPCO và các công ty đối tác nhằm giải quyết hiện tượng bí nhiệt và mất nước vốn xảy ra phổ biến đối với các “lính chì” do phải mang trên người trang phục bảo hộ “kín gió” và làm việc với khoảng thời gian dài trong môi trường độc hại.
TEPCO cho hay nhà giải lao có thể “đón” một lúc khoảng 50 tác nghiệp viên vào nghỉ ngơi và dưỡng sức trước khi tiếp tục công việc đầy nặng nhọc.
Vào trong ngôi nhà này, các tác nghiệp viên có thể vô tư bỏ mặt nạ, hít thở không khí mát mẻ thổi ra từ đường ống thông gió lạnh trên trần nhà và thưởng thức các chai nước mát lạnh.
Chỉ riêng trong nhà máy, TEPCO đã lắp đặt 8 nhà giải lao, làm chỗ nghỉ ngơi cho 662 tác nghiệp viên và dự kiến sẽ lắp thêm 4 nhà mới vào cuối tháng Sáu này.
Kể từ khi xảy ra các sự cố lò phản ứng hạt nhân, công tác chăm sóc và đảm bảo sức khỏe của các tác nghiệp viên làm việc trong môi trường độc hại với những trang bị bảo hộ nặng nề và “kín gió” tuyệt đối trở thành vấn đề cốt yếu.
Bộ quần áo bảo hộ của các "lính chì" có ưu điểm là giúp làm giảm tối đa nguy cơ phơi nhiễm chất phóng xạ nhưng vấn đề rắc rối lại nảy từ chính đặc điểm này.
Trong quá trình tác nghiệp, quần áo bảo hộ khiến thân nhiệt tăng và gây ra chứng bí nhiệt nguy hiểm. Do trong quá trình tác nghiệp, các "lính chì" không thể uống nước vì toàn bộ cơ thể được bao bọc kín bởi mặt nạ và áo bảo hộ.
Tính đến ngày 8/6, số lượng lính chì được chuyển đến bệnh viện với biểu hiện của chứng bí nhiệt và mất nước đã tăng lên 11 người./.
Bức ảnh này được TEPCO chụp hôm 15/5 vào thời điểm có khoảng chục tác nghiệp viên đang nghỉ ngơi sau ca làm việc bận rộn tại nhà máy trong nhà giải lao do nhà thầu đối tác Toshiba thiết kế và lắp đặt.
Nhà giải lao - hay còn gọi là nhà tiền chế - là công trình dã chiến tại nơi có nồng độ phóng xạ thấp để sử dụng làm khu nghỉ ngơi cho các tác nghiệp viên.
Nhà giải lao là sáng kiến của TEPCO và các công ty đối tác nhằm giải quyết hiện tượng bí nhiệt và mất nước vốn xảy ra phổ biến đối với các “lính chì” do phải mang trên người trang phục bảo hộ “kín gió” và làm việc với khoảng thời gian dài trong môi trường độc hại.
TEPCO cho hay nhà giải lao có thể “đón” một lúc khoảng 50 tác nghiệp viên vào nghỉ ngơi và dưỡng sức trước khi tiếp tục công việc đầy nặng nhọc.
Vào trong ngôi nhà này, các tác nghiệp viên có thể vô tư bỏ mặt nạ, hít thở không khí mát mẻ thổi ra từ đường ống thông gió lạnh trên trần nhà và thưởng thức các chai nước mát lạnh.
Chỉ riêng trong nhà máy, TEPCO đã lắp đặt 8 nhà giải lao, làm chỗ nghỉ ngơi cho 662 tác nghiệp viên và dự kiến sẽ lắp thêm 4 nhà mới vào cuối tháng Sáu này.
Kể từ khi xảy ra các sự cố lò phản ứng hạt nhân, công tác chăm sóc và đảm bảo sức khỏe của các tác nghiệp viên làm việc trong môi trường độc hại với những trang bị bảo hộ nặng nề và “kín gió” tuyệt đối trở thành vấn đề cốt yếu.
Bộ quần áo bảo hộ của các "lính chì" có ưu điểm là giúp làm giảm tối đa nguy cơ phơi nhiễm chất phóng xạ nhưng vấn đề rắc rối lại nảy từ chính đặc điểm này.
Trong quá trình tác nghiệp, quần áo bảo hộ khiến thân nhiệt tăng và gây ra chứng bí nhiệt nguy hiểm. Do trong quá trình tác nghiệp, các "lính chì" không thể uống nước vì toàn bộ cơ thể được bao bọc kín bởi mặt nạ và áo bảo hộ.
Tính đến ngày 8/6, số lượng lính chì được chuyển đến bệnh viện với biểu hiện của chứng bí nhiệt và mất nước đã tăng lên 11 người./.
Cao Phong (Vietnam+)