Tại cuộc họp tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh càphê, ngày 9/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội càphê cacao Việt Nam (Vicofa) cho biết thách thức lớn nhất đối với ngành càphê Việt Nam hiện nay là chất lượng vườn càphê.
Hiện cả nước có 500.000ha càphê, trong đó có nhiều vườn là vườn cây già cỗi, cho chất lượng thấp.
Theo Vicofa, những diện tích càphê này cần được trẻ hóa bằng cách cưa, ghép hoặc tái canh.
Theo đề án đã quy hoạch, diện tích tái canh càphê trên cả nước trong 10 năm tới sẽ khoảng 137.000ha, chiếm khoảng 27,4% tổng diện tích càphê. Đây là việc làm khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn, giống cây tốt và quy trình kỹ thuật cao.
Số liệu của Vicofa cho thấy trên 90% càphê Việt Nam thuộc về những hộ nông dân cá thể, trong đó trên 560.000 nông hộ trồng trồng càphê chỉ có 1% số nông hộ có diện tích càphê trên 5ha, điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, quảng bá thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Trong khi đó, chất lượng càphê nói chung cũng bị ảnh hưởng bởi thực trạng hái càphê xanh để tránh bị mất trộm, bán nhanh đầu vụ để được giá…
Để chất lượng vườn càphê được nâng lên, giúp càphê Việt Nam tăng sức cạnh tranh khi xuất khẩu, Vicofa đang kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lượng phát triển bền vững ngành càphê Việt Nam; kiến nghị các ngành, địa phương chuyển những vùng đất có độ cao phù hợp sang trồng càphê Arabica để có giá trị gấp 2 đến 2,5 lần loại Robusta.
Vicofa cũng cho rằng các doanh nghiệp ngành càphê thời gian tới cần tập trung vào sản xuất càphê chất lượng cao, mạnh dạn đầu tư vào chế biến càphê hòa tan, rang xay để xuất khẩu bởi hiện nay tỷ lệ chế biến càphê hòa tan còn rất thấp.
Đồng thời, để tránh việc nông dân thu hái càphê xanh, làm giảm chất lượng càphê, Vicofa đề nghị các doanh nghiệp cần đưa ra mức thu mua càphê có tỷ lệ chín cao với giá cao để hỗ trợ và thay đổi thói quen hái xanh, làm giảm giá trị càphê./.
Hiện cả nước có 500.000ha càphê, trong đó có nhiều vườn là vườn cây già cỗi, cho chất lượng thấp.
Theo Vicofa, những diện tích càphê này cần được trẻ hóa bằng cách cưa, ghép hoặc tái canh.
Theo đề án đã quy hoạch, diện tích tái canh càphê trên cả nước trong 10 năm tới sẽ khoảng 137.000ha, chiếm khoảng 27,4% tổng diện tích càphê. Đây là việc làm khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn, giống cây tốt và quy trình kỹ thuật cao.
Số liệu của Vicofa cho thấy trên 90% càphê Việt Nam thuộc về những hộ nông dân cá thể, trong đó trên 560.000 nông hộ trồng trồng càphê chỉ có 1% số nông hộ có diện tích càphê trên 5ha, điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, quảng bá thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Trong khi đó, chất lượng càphê nói chung cũng bị ảnh hưởng bởi thực trạng hái càphê xanh để tránh bị mất trộm, bán nhanh đầu vụ để được giá…
Để chất lượng vườn càphê được nâng lên, giúp càphê Việt Nam tăng sức cạnh tranh khi xuất khẩu, Vicofa đang kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lượng phát triển bền vững ngành càphê Việt Nam; kiến nghị các ngành, địa phương chuyển những vùng đất có độ cao phù hợp sang trồng càphê Arabica để có giá trị gấp 2 đến 2,5 lần loại Robusta.
Vicofa cũng cho rằng các doanh nghiệp ngành càphê thời gian tới cần tập trung vào sản xuất càphê chất lượng cao, mạnh dạn đầu tư vào chế biến càphê hòa tan, rang xay để xuất khẩu bởi hiện nay tỷ lệ chế biến càphê hòa tan còn rất thấp.
Đồng thời, để tránh việc nông dân thu hái càphê xanh, làm giảm chất lượng càphê, Vicofa đề nghị các doanh nghiệp cần đưa ra mức thu mua càphê có tỷ lệ chín cao với giá cao để hỗ trợ và thay đổi thói quen hái xanh, làm giảm giá trị càphê./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)