Chính phủ Thái Lan vừa thông qua chương trình cấp 600 suất học bổng do Bộ Giáo dục nước này đề xuất nhằm đào tạo các giáo viên dạy ngoại ngữ phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong những năm tới, đặc biệt khi ASEAN tiến tới thành lập Cộng đồng kinh tế (AEC), một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, vào năm 2015.
Chương trình này sẽ được triển khai từ năm 2013 đến 2018, với tỷ lệ trung bình mỗi năm khoảng 150 suất, và dự kiến tiêu tốn khoản ngân sách 78 triệu bạt (2,5 triệu USD). Tổng cộng sẽ có khoảng 600 giáo viên được đào tạo cho các trường học thuộc hệ thống của Ủy ban giáo dục cơ sở.
Trong số này, sẽ có khoảng 200 giáo viên được đào tạo tiếng Nhật, 140 giáo viên tiếng Hàn, 60 giáo viên tiếng Pháp, 40 giáo viên tiếng Đức, 40 giáo viên tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Việt, Myanmar, Campuchia, Malaysia, Indonesia, mỗi thứ tiếng sẽ có 20 giáo viên được đào tạo và còn 20 suất dành để đào tạo giáo viên tiếng Nga.
Theo Bộ Giáo dục Thái Lan, chương trình trên sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt giáo viên dạy ngoại ngữ, vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và đang được các nước ASEAN khác thực hiện.
Những người được chọn sẽ được cấp học bổng cử đi đào tạo tiếng tại các nước bản địa. Sau khi hoàn thành, họ sẽ được tuyển làm giáo viên dạy những ngoại ngữ này, hiện được coi là ngoại ngữ thứ hai ở Thái Lan sau tiếng Anh.
Ủy ban giáo dục cơ sở cho biết họ cần khoảng 60.000 giáo viên trên cả nước. Trong số này, giáo viên dạy toán cần nhiều nhất, tiếp theo là giáo viên tiếng Anh, tiếng Thái, xã hội, nghệ thuật, công nghệ thông tin, thể chất, giáo dục cơ sở và giáo dục đặc biệt.
Bộ Giáo dục Thái Lan hiện cũng đang triển khai kế hoạch đẩy nhanh việc đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao nhằm giảm bớt sự thiếu hụt lực lượng này trong các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao khi ASEAN trở thành một cộng đồng kinh tế chung vào năm 2015.
Các số liệu thống kê của Liên đoàn công nghiệp Thái Lan cho thấy, từ năm 2011 đến 2015, nhu cầu về lao động có tay nghề trong ba ngành công nghiệp ôtô, điện tử và xây dựng cao hơn ba đến bốn lần so với các ngành nghề khác. Ước tính các ngành này sẽ cần khoảng 1,2 triệu người trong những năm tới.
Bộ Giáo dục Thái Lan đang tập hợp thông tin về tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực nhằm sửa đổi kế hoạch đào tạo lực lượng lao động có tay nghề. Hành động này sẽ góp phần giúp Thái Lan giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động có tay nghề để chuẩn bị cho sự ra đời AEC vào năm 2015./.
Chương trình này sẽ được triển khai từ năm 2013 đến 2018, với tỷ lệ trung bình mỗi năm khoảng 150 suất, và dự kiến tiêu tốn khoản ngân sách 78 triệu bạt (2,5 triệu USD). Tổng cộng sẽ có khoảng 600 giáo viên được đào tạo cho các trường học thuộc hệ thống của Ủy ban giáo dục cơ sở.
Trong số này, sẽ có khoảng 200 giáo viên được đào tạo tiếng Nhật, 140 giáo viên tiếng Hàn, 60 giáo viên tiếng Pháp, 40 giáo viên tiếng Đức, 40 giáo viên tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Việt, Myanmar, Campuchia, Malaysia, Indonesia, mỗi thứ tiếng sẽ có 20 giáo viên được đào tạo và còn 20 suất dành để đào tạo giáo viên tiếng Nga.
Theo Bộ Giáo dục Thái Lan, chương trình trên sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt giáo viên dạy ngoại ngữ, vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và đang được các nước ASEAN khác thực hiện.
Những người được chọn sẽ được cấp học bổng cử đi đào tạo tiếng tại các nước bản địa. Sau khi hoàn thành, họ sẽ được tuyển làm giáo viên dạy những ngoại ngữ này, hiện được coi là ngoại ngữ thứ hai ở Thái Lan sau tiếng Anh.
Ủy ban giáo dục cơ sở cho biết họ cần khoảng 60.000 giáo viên trên cả nước. Trong số này, giáo viên dạy toán cần nhiều nhất, tiếp theo là giáo viên tiếng Anh, tiếng Thái, xã hội, nghệ thuật, công nghệ thông tin, thể chất, giáo dục cơ sở và giáo dục đặc biệt.
Bộ Giáo dục Thái Lan hiện cũng đang triển khai kế hoạch đẩy nhanh việc đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao nhằm giảm bớt sự thiếu hụt lực lượng này trong các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao khi ASEAN trở thành một cộng đồng kinh tế chung vào năm 2015.
Các số liệu thống kê của Liên đoàn công nghiệp Thái Lan cho thấy, từ năm 2011 đến 2015, nhu cầu về lao động có tay nghề trong ba ngành công nghiệp ôtô, điện tử và xây dựng cao hơn ba đến bốn lần so với các ngành nghề khác. Ước tính các ngành này sẽ cần khoảng 1,2 triệu người trong những năm tới.
Bộ Giáo dục Thái Lan đang tập hợp thông tin về tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực nhằm sửa đổi kế hoạch đào tạo lực lượng lao động có tay nghề. Hành động này sẽ góp phần giúp Thái Lan giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động có tay nghề để chuẩn bị cho sự ra đời AEC vào năm 2015./.
(TTXVN)