Ngày 11/4 những người biểu tình "áo đỏ" chống chính phủ ở Thái Lan đã lên tiếng kêu gọi Quốc vương Bhumibol Adulyadej can thiệp sau các vụ đụng độ đẫm máu ở thủ đô Bangkok, cho rằng đó là "cách để ngăn chặn có thêm người chết."
Theo tin mới nhất, đến sáng 11/4 đã có ít nhất 19 người thiệt mạng và khoảng 825 người khác bị thương khi binh lính chính phủ và cảnh sát chống bạo động đụng độ trên đường phố với những người biểu tình "áo đỏ" ở thủ đô Bangkok.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nói rằng sẽ mở các cuộc điều tra độc lập về thương vong trong vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình xảy ra ngày 10/4 và tỏ ý lấy làm tiếc vì điều đó.
Trong tuyên bố được phát trực tiếp trên truyền hình, Thủ tướng Abhisit khẳng định ngững người thiệt mạng là do bị trúng đạn của súng phóng lựu M79 mà phe "áo đỏ" hay dùng trong các vụ phá hoại.
Ông cho rằng chính phủ đã kiềm chế tối đa song một số vụ việc diễn ra buộc nhà chức trách phải hành động để đề cao pháp quyền, mở chiến dịch để giành lại quyền kiểm soát tại các khu vực công cộng.
Thủ tướng Abhisit nói rằng ông là thủ tướng đầu tiên của Thái Lan đã đồng ý thương lượng với người biểu tình tới hai lần, nhưng không thể chấp nhận các yêu sách phi lý của họ.
Theo ông, bạo lực, nhất là việc sử dụng súng phóng lựu M79, là bằng chứng cho thấy cuộc biểu tình của phe "áo đỏ" không còn hòa bình.
Ông tuyên bố sẽ không từ chức sau các vụ đụng độ đẫm máu ở thủ đô Bangkok đồng thời khẳng định cá nhân ông và chính phủ đương nhiệm sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết tình hình.
Các vụ bạo lực ngày 10/4 được dư luận phương Tây xác định là "đẫm máu nhất" ở Thái Lan trong 18 năm qua.
Tối 10/4, người phát ngôn Trung tâm Quản lý công trong tình trạng khẩn cấp của Thái Lan, ông Sansern Kaewkamnerd tối 10/4 cho biết những người biểu tình "áo đỏ" đã bắt giữ 28 binh sĩ làm con tin và quân đội đang đàm phán với những người biểu tình để đảm bảo việc trả tự do cho số binh sĩ này.
Trong khi đó, theo nguồn tin tại Bangkok ngày 10/4, khoảng 300 cảnh sát thuộc bộ phận trấn áp tội phạm đã tiến hành lục soát nhà riêng của 24 thủ lĩnh thuộc Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) tại nhiều tỉnh thành ở Thái Lan để tìm chứng cứ về những hành vi sai trái của họ, sau khi Tòa án hình sự phê chuẩn lệnh bắt giữ.
Đây được coi là một nỗ lực gây sức ép đối với các thủ lĩnh của UDD, những người đến giờ vẫn phớt lờ đề nghị của nhà nước trong việc khôi phục hòa bình và trật tự.
Trong danh sách những người bị bắt giữ có Arisman Pongruengrong và một số người đã xông vào trụ sở Quốc hội giữa tuần qua cùng 17 thủ lĩnh của phe "áo đỏ" đang vi phạm sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp.
Theo người phát ngôn, Tổng thư ký của Thủ tướng Thái Lan, ông Korbsak Sabhavasu, đã được chỉ định để đàm phán với các thủ lĩnh phe "áo đỏ" về một lệnh đình chiến.
Ngày 10/4, Mỹ đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế sau vụ đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Thái Lan.
Người phát ngôn Nhà Trắng Mike Hammer cho biết "Washington lấy làm tiếc vì vụ bùng phát bạo lực chính trị ở Thái Lan đồng thời thúc giục các bên tiến hành đàm phán thiện chí thông qua các phương thức hòa bình để giải quyết thực trạng hiện nay."/.
Theo tin mới nhất, đến sáng 11/4 đã có ít nhất 19 người thiệt mạng và khoảng 825 người khác bị thương khi binh lính chính phủ và cảnh sát chống bạo động đụng độ trên đường phố với những người biểu tình "áo đỏ" ở thủ đô Bangkok.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nói rằng sẽ mở các cuộc điều tra độc lập về thương vong trong vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình xảy ra ngày 10/4 và tỏ ý lấy làm tiếc vì điều đó.
Trong tuyên bố được phát trực tiếp trên truyền hình, Thủ tướng Abhisit khẳng định ngững người thiệt mạng là do bị trúng đạn của súng phóng lựu M79 mà phe "áo đỏ" hay dùng trong các vụ phá hoại.
Ông cho rằng chính phủ đã kiềm chế tối đa song một số vụ việc diễn ra buộc nhà chức trách phải hành động để đề cao pháp quyền, mở chiến dịch để giành lại quyền kiểm soát tại các khu vực công cộng.
Thủ tướng Abhisit nói rằng ông là thủ tướng đầu tiên của Thái Lan đã đồng ý thương lượng với người biểu tình tới hai lần, nhưng không thể chấp nhận các yêu sách phi lý của họ.
Theo ông, bạo lực, nhất là việc sử dụng súng phóng lựu M79, là bằng chứng cho thấy cuộc biểu tình của phe "áo đỏ" không còn hòa bình.
Ông tuyên bố sẽ không từ chức sau các vụ đụng độ đẫm máu ở thủ đô Bangkok đồng thời khẳng định cá nhân ông và chính phủ đương nhiệm sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết tình hình.
Các vụ bạo lực ngày 10/4 được dư luận phương Tây xác định là "đẫm máu nhất" ở Thái Lan trong 18 năm qua.
Tối 10/4, người phát ngôn Trung tâm Quản lý công trong tình trạng khẩn cấp của Thái Lan, ông Sansern Kaewkamnerd tối 10/4 cho biết những người biểu tình "áo đỏ" đã bắt giữ 28 binh sĩ làm con tin và quân đội đang đàm phán với những người biểu tình để đảm bảo việc trả tự do cho số binh sĩ này.
Trong khi đó, theo nguồn tin tại Bangkok ngày 10/4, khoảng 300 cảnh sát thuộc bộ phận trấn áp tội phạm đã tiến hành lục soát nhà riêng của 24 thủ lĩnh thuộc Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) tại nhiều tỉnh thành ở Thái Lan để tìm chứng cứ về những hành vi sai trái của họ, sau khi Tòa án hình sự phê chuẩn lệnh bắt giữ.
Đây được coi là một nỗ lực gây sức ép đối với các thủ lĩnh của UDD, những người đến giờ vẫn phớt lờ đề nghị của nhà nước trong việc khôi phục hòa bình và trật tự.
Trong danh sách những người bị bắt giữ có Arisman Pongruengrong và một số người đã xông vào trụ sở Quốc hội giữa tuần qua cùng 17 thủ lĩnh của phe "áo đỏ" đang vi phạm sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp.
Theo người phát ngôn, Tổng thư ký của Thủ tướng Thái Lan, ông Korbsak Sabhavasu, đã được chỉ định để đàm phán với các thủ lĩnh phe "áo đỏ" về một lệnh đình chiến.
Ngày 10/4, Mỹ đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế sau vụ đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Thái Lan.
Người phát ngôn Nhà Trắng Mike Hammer cho biết "Washington lấy làm tiếc vì vụ bùng phát bạo lực chính trị ở Thái Lan đồng thời thúc giục các bên tiến hành đàm phán thiện chí thông qua các phương thức hòa bình để giải quyết thực trạng hiện nay."/.
(TTXVN/Vietnam+)