Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Thái Lan đang là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam.
Đặc biệt, 5 năm gần đây, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Thái Lan liên tục tăng, chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu sang thị trường này tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự đoán tốc độ tăng trưởng này sẽ duy trì ổn định cho tới cuối năm 2012.
Tính đến hết tháng 3, kim ngạch xuất khẩu mực khô, nướng, mực sấy ăn liền và bạch tuộc chế biến sang thị trường Thái Lan đạt giá trị khoảng 5 triệu USD. Với kết quả này, Thái Lan hiện là nước nhập khẩu lớn thứ 3 tại châu Á (sau Nhật Bản và Hàn Quốc) về các sản phẩm nhuyễn thể chân đầu khô, nướng, chế biến của Việt Nam.
Cũng theo Hải quan Thái Lan, nước này rất ít xuất khẩu mực, bạch tuộc khô, nướng. Như vậy, Thái Lan nhập khẩu mặt hàng mực, bạch tuộc từ Việt Nam để tiêu thụ nội địa và phục vụ cho hoạt động du lịch trong nước.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam cho biết họ không có đủ nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, lại phải giành giật thu mua với thương lái Trung Quốc tại khắp các vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ.
Để có thêm nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp phải tìm đến giải pháp nhập khẩu dù phải chịu thuế suất tới 10%. Tuy nhiên, họ vẫn bị “vướng” bởi nhiều thủ tục hành chính trong việc nhập khẩu. Trên trường quốc tế, họ lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan do các doanh nghiệp nước này có nguồn cung nguyên liệu khá ổn định.
Để chiếm lĩnh thị trường vốn tiềm năng song cũng không ít khó khăn này, các chuyên gia ngành thủy sản cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường Thái Lan; đặc biệt, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.
Vasep sẽ cùng hợp tác với Hiệp hội Thương mại thủy sản Thái Lan thỏa thuận trao đổi thông tin để mở rộng thị trường, tìm hiểu nhu cầu sản phẩm mới tại thị trường này./.
Đặc biệt, 5 năm gần đây, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Thái Lan liên tục tăng, chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu sang thị trường này tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự đoán tốc độ tăng trưởng này sẽ duy trì ổn định cho tới cuối năm 2012.
Tính đến hết tháng 3, kim ngạch xuất khẩu mực khô, nướng, mực sấy ăn liền và bạch tuộc chế biến sang thị trường Thái Lan đạt giá trị khoảng 5 triệu USD. Với kết quả này, Thái Lan hiện là nước nhập khẩu lớn thứ 3 tại châu Á (sau Nhật Bản và Hàn Quốc) về các sản phẩm nhuyễn thể chân đầu khô, nướng, chế biến của Việt Nam.
Cũng theo Hải quan Thái Lan, nước này rất ít xuất khẩu mực, bạch tuộc khô, nướng. Như vậy, Thái Lan nhập khẩu mặt hàng mực, bạch tuộc từ Việt Nam để tiêu thụ nội địa và phục vụ cho hoạt động du lịch trong nước.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam cho biết họ không có đủ nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, lại phải giành giật thu mua với thương lái Trung Quốc tại khắp các vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ.
Để có thêm nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp phải tìm đến giải pháp nhập khẩu dù phải chịu thuế suất tới 10%. Tuy nhiên, họ vẫn bị “vướng” bởi nhiều thủ tục hành chính trong việc nhập khẩu. Trên trường quốc tế, họ lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan do các doanh nghiệp nước này có nguồn cung nguyên liệu khá ổn định.
Để chiếm lĩnh thị trường vốn tiềm năng song cũng không ít khó khăn này, các chuyên gia ngành thủy sản cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường Thái Lan; đặc biệt, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.
Vasep sẽ cùng hợp tác với Hiệp hội Thương mại thủy sản Thái Lan thỏa thuận trao đổi thông tin để mở rộng thị trường, tìm hiểu nhu cầu sản phẩm mới tại thị trường này./.
Thúy Hiền (TTXVN)