Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Chính phủ Thái Lan ủng hộ việc thả có điều kiện 104 người thuộc phe "áo đỏ" bị bắt giữ sau các cuộc biểu tình chống Chính phủ hồi tháng Tư và tháng Năm năm nay.
Động thái này diễn ra đúng vào ngày Chính phủ Thái Lan quyết định chấm dứt lệnh tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok và ba tỉnh lân cận, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (22/12).
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Panitan Wattanayagorn cho biết việc đồng ý thả các đối tượng trên được thông qua sau khi Chính phủ Thái Lan đánh giá những vi phạm của họ là không lớn. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc thả có điều kiện sẽ tùy thuộc vào tòa án.
Đối với những trường hợp liên quan đến thủ lĩnh phe "áo đỏ," cơ quan công tố có thể cũng sẽ không phản đối đề nghị xin nộp tiền bảo lãnh để tạm thời được thả, song sẽ xem xét từng trường hợp một.
Đánh giá về tình hình an ninh, chính trị ở Thái Lan hiện nay, ông Panitan cho rằng mọi hoạt động đã gần như trở lại bình thường, Chính phủ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để quyết định có áp dụng trở lại sắc lệnh tình trạng khẩn cấp hay không.
Việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đồng nghĩa với việc giải tán Trung tâm xử lý tình trạng khẩn cấp (CRES).
Trong ngày 21/12, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva bày tỏ tin tưởng việc áp dụng Luật An ninh Nội địa (ISA) để thay thế sắc lệnh tình trạng khẩn cấp là đủ để giải quyết các vấn đề an ninh.
Ông khẳng định Bộ Chỉ huy chiến dịch an ninh nội địa (ISOC) sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh cũng như đề ra kế hoạch giải quyết các vấn đề liên quan, sau khi CRES giải tán./.
Động thái này diễn ra đúng vào ngày Chính phủ Thái Lan quyết định chấm dứt lệnh tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok và ba tỉnh lân cận, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (22/12).
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Panitan Wattanayagorn cho biết việc đồng ý thả các đối tượng trên được thông qua sau khi Chính phủ Thái Lan đánh giá những vi phạm của họ là không lớn. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc thả có điều kiện sẽ tùy thuộc vào tòa án.
Đối với những trường hợp liên quan đến thủ lĩnh phe "áo đỏ," cơ quan công tố có thể cũng sẽ không phản đối đề nghị xin nộp tiền bảo lãnh để tạm thời được thả, song sẽ xem xét từng trường hợp một.
Đánh giá về tình hình an ninh, chính trị ở Thái Lan hiện nay, ông Panitan cho rằng mọi hoạt động đã gần như trở lại bình thường, Chính phủ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để quyết định có áp dụng trở lại sắc lệnh tình trạng khẩn cấp hay không.
Việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đồng nghĩa với việc giải tán Trung tâm xử lý tình trạng khẩn cấp (CRES).
Trong ngày 21/12, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva bày tỏ tin tưởng việc áp dụng Luật An ninh Nội địa (ISA) để thay thế sắc lệnh tình trạng khẩn cấp là đủ để giải quyết các vấn đề an ninh.
Ông khẳng định Bộ Chỉ huy chiến dịch an ninh nội địa (ISOC) sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh cũng như đề ra kế hoạch giải quyết các vấn đề liên quan, sau khi CRES giải tán./.
(TTXVN/Vietnam+)