Thái Lan tuyên bố sẵn sàng cùng Campuchia giải quyết tranh cãi về chủ quyền đối với khu vực xung quanh đền Preah Vihear thông qua đàm phán song phương.
Tuyên bố trên được Quyền phát ngôn chính phủ kiêm Phó Tổng Thư ký của Thủ tướng Thái Lan, ông Panitan Wattanayagorn đưa ra tại cuộc họp báo ở Bangkok ngày 17/8.
Phát biểu tại cuộc họp báo trên, ông Panitan nêu rõ Thái Lan muốn giải quyết vấn đề đền Preah Vihear với Campuchia thông qua các kênh song phương và các thỏa thuận hiện có giữa hai chính phủ, thay vì có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hay Liên hợp quốc mà Campuchia đã đề nghị.
Ông Panitan cho rằng Bộ Ngoại giao Thái Lan đã tỏ rõ sự sẵn sàng hợp tác với Campuchia để giải quyết tranh cãi chủ quyền và các đối tác trong ASEAN đều hiểu rõ tranh cãi giữa hai nước, vì vậy Thái Lan không chủ trương nêu vấn đề ra ASEAN. Tuy nhiên Thái Lan sẵn sàng làm rõ mọi vấn đề nếu ASEAN hay bất cứ diễn đàn quốc tế nào yêu cầu.
Trong khi đó, ngày 17/8, Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Anupong Paochinda khẳng định quân đội Thái Lan đã sẵn sàng duy trì hòa bình và trật tự dọc biên giới với Campuchia.
Tướng Anupong nêu rõ binh sỹ Thái Lan triển khai dọc khu vực biên giới đã và đang thực thi nhiệm vụ theo đúng chủ trương của chính phủ trong giải quyết các tranh cãi chủ quyền với Campuchia.
Ông Anupong cũng cho biết mặc dù hai bên đang tranh cãi chủ quyền nhưng binh sỹ hai nước tại khu vực biên giới vẫn duy trì tốt quan hệ và hợp tác với nhau một cách thiện chí. Ông bác bỏ các tin tức cho rằng Campuchia đã triển khai thêm nhiều binh sỹ gần khu vực tranh chấp sát đền Preah Vihear.
Trước đó, ngày 16/8, trong chuyến thăm Campuchia, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã thảo luận với Thủ tướng Hun Sen về vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Campuchia và Thái Lan đối với khu vực đền Preah Vihear.
Cuộc gặp trên diễn ra ngay sau khi Campuchia gửi thư tới chủ tịch ASEAN ngày 15/8 đề nghị hiệp hội giúp đỡ giải quyết tranh chấp giữa hai nước.
Giải thích với báo giới việc Chính phủ Campuchia kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia, ông Koy Kuong cho biết Chính phủ Campuchia buộc phải lựa chọn giải pháp đa phương để giải quyết vấn đề lãnh thổ với Thái Lan vì các cuộc đàm phán song phương hiện nay đều bế tắc.
Tuy nhiên, ông Koy Kuong khẳng định lập trường của Chính phủ Campuchia vẫn muốn giải quyết tranh chấp này bằng đàm phán song phương thông qua những cơ chế tay đôi hiện có như Ủy ban biên giới chung Thái Lan-Campuchia được thành lập từ năm 2000.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban biên giới Campuchia, ông Var Kim Hong, cũng ra tuyên bố cho biết Chính phủ Campuchia sẵn sàng tiến hành đàm phán với Thái Lan về vấn đề phân giới cắm mốc biên giới ngay sau khi các báo cáo về kết quả các cuộc họp lần trước của Ủy biên giới chung hai nước được Quốc hội Thái Lan phê chuẩn.
Căng thẳng giữa Campuchia và Thái Lan xung quanh tranh chấp tại khu vực biên giới rộng 4.6km2 sát chân đền Preah Vihear đã gia tăng mạnh sau khi Campuchia đưa ra kế hoạch quản lý khu vực đền này tại Hội nghị thường niên của Ủy ban Di sản thế giới (WHC) tại Brazil đầu tháng này./.
Tuyên bố trên được Quyền phát ngôn chính phủ kiêm Phó Tổng Thư ký của Thủ tướng Thái Lan, ông Panitan Wattanayagorn đưa ra tại cuộc họp báo ở Bangkok ngày 17/8.
Phát biểu tại cuộc họp báo trên, ông Panitan nêu rõ Thái Lan muốn giải quyết vấn đề đền Preah Vihear với Campuchia thông qua các kênh song phương và các thỏa thuận hiện có giữa hai chính phủ, thay vì có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hay Liên hợp quốc mà Campuchia đã đề nghị.
Ông Panitan cho rằng Bộ Ngoại giao Thái Lan đã tỏ rõ sự sẵn sàng hợp tác với Campuchia để giải quyết tranh cãi chủ quyền và các đối tác trong ASEAN đều hiểu rõ tranh cãi giữa hai nước, vì vậy Thái Lan không chủ trương nêu vấn đề ra ASEAN. Tuy nhiên Thái Lan sẵn sàng làm rõ mọi vấn đề nếu ASEAN hay bất cứ diễn đàn quốc tế nào yêu cầu.
Trong khi đó, ngày 17/8, Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Anupong Paochinda khẳng định quân đội Thái Lan đã sẵn sàng duy trì hòa bình và trật tự dọc biên giới với Campuchia.
Tướng Anupong nêu rõ binh sỹ Thái Lan triển khai dọc khu vực biên giới đã và đang thực thi nhiệm vụ theo đúng chủ trương của chính phủ trong giải quyết các tranh cãi chủ quyền với Campuchia.
Ông Anupong cũng cho biết mặc dù hai bên đang tranh cãi chủ quyền nhưng binh sỹ hai nước tại khu vực biên giới vẫn duy trì tốt quan hệ và hợp tác với nhau một cách thiện chí. Ông bác bỏ các tin tức cho rằng Campuchia đã triển khai thêm nhiều binh sỹ gần khu vực tranh chấp sát đền Preah Vihear.
Trước đó, ngày 16/8, trong chuyến thăm Campuchia, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã thảo luận với Thủ tướng Hun Sen về vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Campuchia và Thái Lan đối với khu vực đền Preah Vihear.
Cuộc gặp trên diễn ra ngay sau khi Campuchia gửi thư tới chủ tịch ASEAN ngày 15/8 đề nghị hiệp hội giúp đỡ giải quyết tranh chấp giữa hai nước.
Giải thích với báo giới việc Chính phủ Campuchia kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia, ông Koy Kuong cho biết Chính phủ Campuchia buộc phải lựa chọn giải pháp đa phương để giải quyết vấn đề lãnh thổ với Thái Lan vì các cuộc đàm phán song phương hiện nay đều bế tắc.
Tuy nhiên, ông Koy Kuong khẳng định lập trường của Chính phủ Campuchia vẫn muốn giải quyết tranh chấp này bằng đàm phán song phương thông qua những cơ chế tay đôi hiện có như Ủy ban biên giới chung Thái Lan-Campuchia được thành lập từ năm 2000.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban biên giới Campuchia, ông Var Kim Hong, cũng ra tuyên bố cho biết Chính phủ Campuchia sẵn sàng tiến hành đàm phán với Thái Lan về vấn đề phân giới cắm mốc biên giới ngay sau khi các báo cáo về kết quả các cuộc họp lần trước của Ủy biên giới chung hai nước được Quốc hội Thái Lan phê chuẩn.
Căng thẳng giữa Campuchia và Thái Lan xung quanh tranh chấp tại khu vực biên giới rộng 4.6km2 sát chân đền Preah Vihear đã gia tăng mạnh sau khi Campuchia đưa ra kế hoạch quản lý khu vực đền này tại Hội nghị thường niên của Ủy ban Di sản thế giới (WHC) tại Brazil đầu tháng này./.
(TTXVN/Vietnam+)