Với khoản bội chi lên tới 220,9 tỷ USD, tháng Hai năm nay đã trở thành tháng có mức thâm hụt ngân sách liên bang kỷ lục tại Mỹ và cũng là tháng thứ 17 liên tiếp ngân sách thâm hụt.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/3, trong tháng qua, tổng thu ngân sách là 107,5 tỷ USD, tăng 87 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức tăng này không thể bù đắp được khoản chi lên tới 328,4 tỷ USD.
Như vậy, trong năm tháng đầu tiên của tài khóa 2010 (bắt đầu từ tháng 10/2009), thâm hụt ngân sách liên bang tại Mỹ đã lên tới 651,6 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ tài khóa 2009.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama dự báo trong cả tài khóa 2010, ngân sách sẽ thâm hụt khoảng 1.560 tỷ USD, tăng hơn 150 tỷ so với tài khóa trước. Thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ tài khóa tiếp theo dự kiến giảm xuống còn khoảng 1.000 tỷ USD.
Theo các chuyên gia của Moody's Economy.com, nguyên nhân chính khiến ngân sách thâm hụt lớn trong tháng Hai là do nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái nặng nề, khiến tiền thuế giảm trong khi chính phủ phải tăng chi cho các chương trình xã hội, duy trì các gói kích thích kinh tế và hoàn trả thuế cho người dân.
Trong khi đó, đại diện Concord Coalition - một công ty chuyên theo dõi ngân sách liên bang, cho rằng mặc dù thâm hụt ngân sách tăng, song tháng Hai cũng là tháng có mức thu ngân sách tăng.
Theo Concord Coalition, lần đầu tiên kể từ tháng 4/2008, thu ngân sách của Mỹ tăng so với cùng kỳ năm trước, được coi là dấu hiệu tích cực về đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Ngoài ra, trong những ngày đầu tháng 3 này, nền kinh tế đầu tàu thế giới cũng ghi nhận những chỉ số đáng khích lệ. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết tín dụng tiêu dùng trong nước đã tăng 4,96 tỷ USD trong tháng Một, cao hơn mọi dự đoán của giới phân tích.
Đây là lần đầu tiên chỉ số này tăng trưởng trong vòng 11 tháng qua. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng hóa tại Mỹ cũng tăng 4% trong tháng Hai.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 9,7% trong hai tháng đầu năm 2010.
Theo các nhà phân tích thị trường lao động Mỹ, các công ty và các hãng sản xuất trong nước đang cố gắng hạn chế cắt giảm nhân công, ngay cả khi khu vực miền Đông chịu bão tuyết nặng nề làm đình trệ hoạt động sản xuất và xây dựng./.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/3, trong tháng qua, tổng thu ngân sách là 107,5 tỷ USD, tăng 87 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức tăng này không thể bù đắp được khoản chi lên tới 328,4 tỷ USD.
Như vậy, trong năm tháng đầu tiên của tài khóa 2010 (bắt đầu từ tháng 10/2009), thâm hụt ngân sách liên bang tại Mỹ đã lên tới 651,6 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ tài khóa 2009.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama dự báo trong cả tài khóa 2010, ngân sách sẽ thâm hụt khoảng 1.560 tỷ USD, tăng hơn 150 tỷ so với tài khóa trước. Thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ tài khóa tiếp theo dự kiến giảm xuống còn khoảng 1.000 tỷ USD.
Theo các chuyên gia của Moody's Economy.com, nguyên nhân chính khiến ngân sách thâm hụt lớn trong tháng Hai là do nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái nặng nề, khiến tiền thuế giảm trong khi chính phủ phải tăng chi cho các chương trình xã hội, duy trì các gói kích thích kinh tế và hoàn trả thuế cho người dân.
Trong khi đó, đại diện Concord Coalition - một công ty chuyên theo dõi ngân sách liên bang, cho rằng mặc dù thâm hụt ngân sách tăng, song tháng Hai cũng là tháng có mức thu ngân sách tăng.
Theo Concord Coalition, lần đầu tiên kể từ tháng 4/2008, thu ngân sách của Mỹ tăng so với cùng kỳ năm trước, được coi là dấu hiệu tích cực về đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Ngoài ra, trong những ngày đầu tháng 3 này, nền kinh tế đầu tàu thế giới cũng ghi nhận những chỉ số đáng khích lệ. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết tín dụng tiêu dùng trong nước đã tăng 4,96 tỷ USD trong tháng Một, cao hơn mọi dự đoán của giới phân tích.
Đây là lần đầu tiên chỉ số này tăng trưởng trong vòng 11 tháng qua. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng hóa tại Mỹ cũng tăng 4% trong tháng Hai.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 9,7% trong hai tháng đầu năm 2010.
Theo các nhà phân tích thị trường lao động Mỹ, các công ty và các hãng sản xuất trong nước đang cố gắng hạn chế cắt giảm nhân công, ngay cả khi khu vực miền Đông chịu bão tuyết nặng nề làm đình trệ hoạt động sản xuất và xây dựng./.
(TTXVN/Vietnam+)