Nguồn tin từ Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/8 cho biết thâm hụt ngân sách liên bang của nước này đã lên tới 1.100 tỷ USD trong 10 tháng đầu tài khóa 2011, đồng nghĩa với việc ba năm liên tiếp thâm hụt tài chính Mỹ chạm đỉnh 1.000 tỷ USD.
Số liệu của bộ trên cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang tháng 7 năm nay ở mức 129 tỷ USD, cao hơn nhiều mức thâm hụt 43 tỷ USD của tháng trước đó.
Trong 10 tháng đầu tiên của tài khóa hiện nay, tính từ ngày 1/10/2010 đến hết 31/9/2011, Chính phủ liên bang thu ngân sách đạt 1.890 tỷ USD, nhưng chi tới 2.990 tỷ USD trong cùng thời kỳ.
Bộ Tài chính Mỹ dự kiến thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa này sẽ vượt quá mức thâm hụt 1.290 tỷ USD nhưng vẫn thấp hơn mức kỷ lục 1.410 tỷ USD của năm 2009. Trước đó, thâm hụt ngân sách tài khóa của Mỹ chưa bao giờ tiến sát mốc 1.000 tỷ USD.
Theo Đạo luật cắt giảm ngân sách 2011 của Mỹ mà Tổng thống Barack Obama vừa ký ban hành ngày 2/8, Chính phủ liên bang dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu hơn 2.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Hiện tại, nợ công của Mỹ vào khoảng 14.400 tỷ USD, tức hơn 99% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Như vậy, Mỹ nằm trong số các nền kinh tế phát triển có mức nợ công cao nhất trên thế giới.
Cùng ngày, Tổng thống Obama và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke đã họp tại Phòng bầu dục của Nhà Trắng để thảo luận tình hình kinh tế Mỹ và toàn cầu. Nhà Trắng cho biết tham dự cuộc họp còn có Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner cùng các quan chức và cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng. Đây là lần thứ ba trong năm nay ông Obama họp với ông Bernanke để bàn về tình hình kinh tế Mỹ.
Kết quả thăm dò dư luận do hãng tin Reuters và Ipsos phối hợp tiến hành và công bố ngày 10/8 cho thấy 3/4 dân chúng Mỹ đánh giá nền kinh tế đầu tàu thế giới đang đi trệch hướng, 1/2 số người được hỏi dự đoán triển vọng kinh tế sẽ u ám hơn trong thời gian tới.
Kết quả đó phản ánh những lo lắng và bi quan ngày càng tăng của người Mỹ sau khi cơ quan đánh giá tín nhiệm Standard & Poor' s (S&P) hạ chỉ số tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+./.
Số liệu của bộ trên cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang tháng 7 năm nay ở mức 129 tỷ USD, cao hơn nhiều mức thâm hụt 43 tỷ USD của tháng trước đó.
Trong 10 tháng đầu tiên của tài khóa hiện nay, tính từ ngày 1/10/2010 đến hết 31/9/2011, Chính phủ liên bang thu ngân sách đạt 1.890 tỷ USD, nhưng chi tới 2.990 tỷ USD trong cùng thời kỳ.
Bộ Tài chính Mỹ dự kiến thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa này sẽ vượt quá mức thâm hụt 1.290 tỷ USD nhưng vẫn thấp hơn mức kỷ lục 1.410 tỷ USD của năm 2009. Trước đó, thâm hụt ngân sách tài khóa của Mỹ chưa bao giờ tiến sát mốc 1.000 tỷ USD.
Theo Đạo luật cắt giảm ngân sách 2011 của Mỹ mà Tổng thống Barack Obama vừa ký ban hành ngày 2/8, Chính phủ liên bang dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu hơn 2.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Hiện tại, nợ công của Mỹ vào khoảng 14.400 tỷ USD, tức hơn 99% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Như vậy, Mỹ nằm trong số các nền kinh tế phát triển có mức nợ công cao nhất trên thế giới.
Cùng ngày, Tổng thống Obama và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke đã họp tại Phòng bầu dục của Nhà Trắng để thảo luận tình hình kinh tế Mỹ và toàn cầu. Nhà Trắng cho biết tham dự cuộc họp còn có Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner cùng các quan chức và cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng. Đây là lần thứ ba trong năm nay ông Obama họp với ông Bernanke để bàn về tình hình kinh tế Mỹ.
Kết quả thăm dò dư luận do hãng tin Reuters và Ipsos phối hợp tiến hành và công bố ngày 10/8 cho thấy 3/4 dân chúng Mỹ đánh giá nền kinh tế đầu tàu thế giới đang đi trệch hướng, 1/2 số người được hỏi dự đoán triển vọng kinh tế sẽ u ám hơn trong thời gian tới.
Kết quả đó phản ánh những lo lắng và bi quan ngày càng tăng của người Mỹ sau khi cơ quan đánh giá tín nhiệm Standard & Poor' s (S&P) hạ chỉ số tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+./.
(TTXVN/Vietnam+)