Theo Ngân hàng trung ương Indonesia (BI), thâm hụt tài khoản vãng lai của của nước này đã tăng mạnh, từ 3,2 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP trong quý 1/2012, lên 6,9 tỷ USD hay 3,1% GDP trong quý 2/2012.
Giám đốc điều hành và quan hệ công chúng BI, Dody Budi Waluyo cho biết, nguyên nhân chính là do thặng dư thương mại bị giảm xuống mức không đủ bù đắp cho thâm hụt gia tăng trong dịch vụ và cân bằng thu nhập.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác làm thâm hụt tài khoản vãng lai mở rộng, như nhu cầu trong nước gia tăng trong khi kinh tế toàn cầu suy giảm; nhu cầu yếu và giá giảm khiến xuất khẩu các mặt hàng phi dầu khí giảm sút dẫn đến thặng dư thấp hơn, trong khi nhập khẩu, nhất là nhập khẩu hàng hóa vốn tiếp tục tăng do nhu cầu trong nước mạnh mẽ; thặng dự thương mại về khí đốt không đủ bù cho thâm hụt về dầu mỏ; thâm hụt cân bằng dịch vụ gia tăng do chi phí dịch vụ vận tải hàng nhập khẩu gia tăng; số công dân Indonesia đi du lịch nước ngoài gia tăng; thâm hụt cân bằng thu nhập gia tăng do lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài vào Indonesia ngày càng tăng.
Lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài tăng dẫn đến gia tăng đáng kể thặng dư trong tài khoản vốn và tài chính trong quý 2. Tuy nhiên, thặng dư tài khoản vốn và tài chính không đủ bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai trong cùng kỳ, khiến Indonesia thâm hụt 2,8 tỷ USD trong cán cân thanh toán.
BI dự đoán rằng các điều kiện sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm nay, với thâm hụt tài khoản vãng lai giảm xuống còn 2% GDP, thặng dư trong tài khoản vốn và tài chính tiếp tục tăng./.
Giám đốc điều hành và quan hệ công chúng BI, Dody Budi Waluyo cho biết, nguyên nhân chính là do thặng dư thương mại bị giảm xuống mức không đủ bù đắp cho thâm hụt gia tăng trong dịch vụ và cân bằng thu nhập.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác làm thâm hụt tài khoản vãng lai mở rộng, như nhu cầu trong nước gia tăng trong khi kinh tế toàn cầu suy giảm; nhu cầu yếu và giá giảm khiến xuất khẩu các mặt hàng phi dầu khí giảm sút dẫn đến thặng dư thấp hơn, trong khi nhập khẩu, nhất là nhập khẩu hàng hóa vốn tiếp tục tăng do nhu cầu trong nước mạnh mẽ; thặng dự thương mại về khí đốt không đủ bù cho thâm hụt về dầu mỏ; thâm hụt cân bằng dịch vụ gia tăng do chi phí dịch vụ vận tải hàng nhập khẩu gia tăng; số công dân Indonesia đi du lịch nước ngoài gia tăng; thâm hụt cân bằng thu nhập gia tăng do lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài vào Indonesia ngày càng tăng.
Lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài tăng dẫn đến gia tăng đáng kể thặng dư trong tài khoản vốn và tài chính trong quý 2. Tuy nhiên, thặng dư tài khoản vốn và tài chính không đủ bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai trong cùng kỳ, khiến Indonesia thâm hụt 2,8 tỷ USD trong cán cân thanh toán.
BI dự đoán rằng các điều kiện sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm nay, với thâm hụt tài khoản vãng lai giảm xuống còn 2% GDP, thặng dư trong tài khoản vốn và tài chính tiếp tục tăng./.
Việt Tú (TTXVN)