Tại tháng Mười, đà hồi phục của thị trường chứng khoán đã nhanh chóng bị chặn đứng bởi tâm lý thận trọng của giới đầu tư, do đó giới phân tích quan ngại rằng đây tiếp tục là trở ngại của thị trường trong tháng tới.
Thị trường chứng khoán trong tháng đã chứng kiến một nhịp hồi phục nhẹ, chỉ số VN-Index khởi đầu từ mức 384,32 (2/10) leo lên đỉnh 399,22 (16/10) rồi giằng co về sát mốc 390 điểm.
Tương tự, HNX-Index đi từ mức 53,94 (2/10) lên tới đỉnh 56,28 (16/10) và sau đó là xuôi dốc về dưới mức khởi đầu của tháng.
Tâm lý “yếu”
Theo đó, khối lượng chứng khoán khớp và thanh khoản trên hai sàn cũng sụt giảm mỗi phiên từ mức 70 – 80 triệu chứng khoán xuống quanh khu vực 40 – 50 triệu chứng khoán, tương ứng giá trị chuyển nhượng cũng giảm từ mức 700 – 800 tỷ đồng xuống mức trên dưới 400 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thế Minh - Chuyên viên phân tích Công ty chứng khoán Bản Việt cho biết, sau đợt phục hồi thời điểm giữa tháng, thị trường gánh một đợt xả hàng ồ ạt, khiến các chỉ số trên hai sàn niêm yết trượt dốc mạnh, trong đó số HNX-Index đã liên tục tìm kiếm các mức đáy mới.
“Đặc biệt thanh khoản trên toàn thị trường đã trở về mức rất thấp so với đợt phục hồi, theo tôi nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi thông tin hỗ trợ từ cuộc họp Quốc hội khóa 13 này,” ông Minh phân tích.
Theo phân tích kỹ thuật, VN-Index tiếp tục bị chi phối mạnh bởi ngưỡng kháng cự 400-405 điểm đã tồn tại trong gần hai tháng qua.
Công ty chứng khoán FPTS nhận định, khi VN-Index vẫn bị chi phối trong khoảng 383 - 405 điểm thì cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ rất thấp công thêm rủi ro từ chu kỳ thanh toán T+3 có thể khiến danh mục đầu tư bị thua lỗ. Điều đó, được minh chứng qua mức thanh khoản sụt giảm của thị trường.
Mặc dù thị trường đã tiếp nhận một nhịp hồi, nhưng tâm lý thận trọng xuất phát từ những “tổn thương” trong các tháng trước đó đã khiến lực tăng của thị trường không thể duy trì được lâu dài và ổn định.
Áp lực từ nền kinh tế
Thời điểm này, kết quả kinh doanh từ các mã niêm yết sau ba phần tư chặng đường của năm đã dần lộ diện và cho thấy những khó khăn vẫn đang tiếp tục đeo bám doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán FLC cho rằng, hiện nay không chỉ sức khỏe của khối doanh nghiệp bị bào mòn mà ngay cả dự trữ tài chính tại các hộ gia đình cũng bị giảm so với trước. Điều này được minh chứng qua xu hướng thắt chặt tiêu dùng của hộ gia đình và khiến cho tổng cầu của nền kinh tế tiếp tục đà suy giảm, từ đó vấn đề giải quyết hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều thách thức.
Thêm vào đó ông Tuấn chỉ ra, mặc dù CPI tháng Mười có mức tăng thấp, tuy vậy trong những tháng tới, áp lực lạm phát quay trở lại vẫn còn khá cao, nhiều khả năng chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục được thắt chặt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy các mức lãi suất trong tháng Mười một có thể tiếp tục đứng ở mức cao và doanh nghiệp sẽ phải hứng chịu thêm nhiều khó khăn.
Tiền mặt là… vua
Nhà đầu tư Nguyễn Đức Anh tại Hà Nội đưa ra ý kiến, trong bối cảnh doanh nghiệp còn đang phải đấu tranh sinh tồn thì trên thị trường chứng khoán tiền mặt vẫn là “vua”, do đó dù giá chứng khoán đã về quanh vùng đáy, song hầu hết các nhà đầu tư vẫn lựa chọn đứng ngoài thị trường, có chăng chỉ tham gia dưới hình thức thăm dò xu hướng.
Với việc chỉ số HNX-Index đã giảm sâu hơn mức đáy 53,7 điểm vào thời điểm đầu tháng Mười, nhiều chuyên gia chứng khóan cho rằng biểu hiện này cho thấy xu hướng của HNX-Index sẽ nghiêng về xu hướng giảm điểm.
Diễn biến giao dịch tại các phiên cuối tháng với sự bảo vệ không thành công của VN-Index tại ngưỡng 490 điểm cho thấy dù sự hoảng loạn tháo chạy trên thị trường đã không còn, nhà đầu tư bắt đầu có dấu hiệu cầm cự và giúp áp lực cung giảm bớt, song dòng tiền vẫn rất dè dặt, sức mua giá cao trên thị trường hoàn toàn vắng bóng cho thấy cầu vẫn rất yếu.
Do đó, ông Tuấn cho rằng, xác suất thị trường diễn biến theo xu hướng xấu là rất lớn, điều này sẽ làm gia tăng tâm lý e ngại giao dịch các nhà đầu tư khiến cho sự nhiệt tình tham gia giao dịch của cả bên mua và bên bán tiếp tục giảm dần.
Tuy nhiên ông Minh với quan điểm lạc quan hơn lại chỉ ra, trong ngắn hạn nhịp giảm mạnh khó có thể xảy ra trong giai đoạn thị trường kém thanh khoản như hiện nay, hơn nữa các nhóm cổ phiếu đầu cơ đã quay trở lại vùng giá thích hợp, với mức giá hiện nay có thể kích thích lực cầu bắt đáy quay trở lại nhóm cổ phiếu đầu cơ.
“Quan điểm của riêng tôi, thị trường trong tháng 11/2012 sẽ có những chuyển biến tích cực hơn, đặc biệt là thị trường sẽ đón nhận các thông tin hỗ trợ, nhưng nhiều khả năng thị trường sẽ phản ánh trước đó. Tuy nhiên cần phải chú ý, trong thời điểm hiện nay thị trường chưa đủ cơ sở để lấy lại nhịp phục hồi mạnh cho nên chiến lược lướt sóng là không thích hợp ở thời điểm hiện tại, mà chủ yếu là mua tích lũy tại các vùng giá hỗ trợ,” ông Minh nói./.
Thị trường chứng khoán trong tháng đã chứng kiến một nhịp hồi phục nhẹ, chỉ số VN-Index khởi đầu từ mức 384,32 (2/10) leo lên đỉnh 399,22 (16/10) rồi giằng co về sát mốc 390 điểm.
Tương tự, HNX-Index đi từ mức 53,94 (2/10) lên tới đỉnh 56,28 (16/10) và sau đó là xuôi dốc về dưới mức khởi đầu của tháng.
Tâm lý “yếu”
Theo đó, khối lượng chứng khoán khớp và thanh khoản trên hai sàn cũng sụt giảm mỗi phiên từ mức 70 – 80 triệu chứng khoán xuống quanh khu vực 40 – 50 triệu chứng khoán, tương ứng giá trị chuyển nhượng cũng giảm từ mức 700 – 800 tỷ đồng xuống mức trên dưới 400 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thế Minh - Chuyên viên phân tích Công ty chứng khoán Bản Việt cho biết, sau đợt phục hồi thời điểm giữa tháng, thị trường gánh một đợt xả hàng ồ ạt, khiến các chỉ số trên hai sàn niêm yết trượt dốc mạnh, trong đó số HNX-Index đã liên tục tìm kiếm các mức đáy mới.
“Đặc biệt thanh khoản trên toàn thị trường đã trở về mức rất thấp so với đợt phục hồi, theo tôi nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi thông tin hỗ trợ từ cuộc họp Quốc hội khóa 13 này,” ông Minh phân tích.
Theo phân tích kỹ thuật, VN-Index tiếp tục bị chi phối mạnh bởi ngưỡng kháng cự 400-405 điểm đã tồn tại trong gần hai tháng qua.
Công ty chứng khoán FPTS nhận định, khi VN-Index vẫn bị chi phối trong khoảng 383 - 405 điểm thì cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ rất thấp công thêm rủi ro từ chu kỳ thanh toán T+3 có thể khiến danh mục đầu tư bị thua lỗ. Điều đó, được minh chứng qua mức thanh khoản sụt giảm của thị trường.
Mặc dù thị trường đã tiếp nhận một nhịp hồi, nhưng tâm lý thận trọng xuất phát từ những “tổn thương” trong các tháng trước đó đã khiến lực tăng của thị trường không thể duy trì được lâu dài và ổn định.
Áp lực từ nền kinh tế
Thời điểm này, kết quả kinh doanh từ các mã niêm yết sau ba phần tư chặng đường của năm đã dần lộ diện và cho thấy những khó khăn vẫn đang tiếp tục đeo bám doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán FLC cho rằng, hiện nay không chỉ sức khỏe của khối doanh nghiệp bị bào mòn mà ngay cả dự trữ tài chính tại các hộ gia đình cũng bị giảm so với trước. Điều này được minh chứng qua xu hướng thắt chặt tiêu dùng của hộ gia đình và khiến cho tổng cầu của nền kinh tế tiếp tục đà suy giảm, từ đó vấn đề giải quyết hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều thách thức.
Thêm vào đó ông Tuấn chỉ ra, mặc dù CPI tháng Mười có mức tăng thấp, tuy vậy trong những tháng tới, áp lực lạm phát quay trở lại vẫn còn khá cao, nhiều khả năng chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục được thắt chặt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy các mức lãi suất trong tháng Mười một có thể tiếp tục đứng ở mức cao và doanh nghiệp sẽ phải hứng chịu thêm nhiều khó khăn.
Tiền mặt là… vua
Nhà đầu tư Nguyễn Đức Anh tại Hà Nội đưa ra ý kiến, trong bối cảnh doanh nghiệp còn đang phải đấu tranh sinh tồn thì trên thị trường chứng khoán tiền mặt vẫn là “vua”, do đó dù giá chứng khoán đã về quanh vùng đáy, song hầu hết các nhà đầu tư vẫn lựa chọn đứng ngoài thị trường, có chăng chỉ tham gia dưới hình thức thăm dò xu hướng.
Với việc chỉ số HNX-Index đã giảm sâu hơn mức đáy 53,7 điểm vào thời điểm đầu tháng Mười, nhiều chuyên gia chứng khóan cho rằng biểu hiện này cho thấy xu hướng của HNX-Index sẽ nghiêng về xu hướng giảm điểm.
Diễn biến giao dịch tại các phiên cuối tháng với sự bảo vệ không thành công của VN-Index tại ngưỡng 490 điểm cho thấy dù sự hoảng loạn tháo chạy trên thị trường đã không còn, nhà đầu tư bắt đầu có dấu hiệu cầm cự và giúp áp lực cung giảm bớt, song dòng tiền vẫn rất dè dặt, sức mua giá cao trên thị trường hoàn toàn vắng bóng cho thấy cầu vẫn rất yếu.
Do đó, ông Tuấn cho rằng, xác suất thị trường diễn biến theo xu hướng xấu là rất lớn, điều này sẽ làm gia tăng tâm lý e ngại giao dịch các nhà đầu tư khiến cho sự nhiệt tình tham gia giao dịch của cả bên mua và bên bán tiếp tục giảm dần.
Tuy nhiên ông Minh với quan điểm lạc quan hơn lại chỉ ra, trong ngắn hạn nhịp giảm mạnh khó có thể xảy ra trong giai đoạn thị trường kém thanh khoản như hiện nay, hơn nữa các nhóm cổ phiếu đầu cơ đã quay trở lại vùng giá thích hợp, với mức giá hiện nay có thể kích thích lực cầu bắt đáy quay trở lại nhóm cổ phiếu đầu cơ.
“Quan điểm của riêng tôi, thị trường trong tháng 11/2012 sẽ có những chuyển biến tích cực hơn, đặc biệt là thị trường sẽ đón nhận các thông tin hỗ trợ, nhưng nhiều khả năng thị trường sẽ phản ánh trước đó. Tuy nhiên cần phải chú ý, trong thời điểm hiện nay thị trường chưa đủ cơ sở để lấy lại nhịp phục hồi mạnh cho nên chiến lược lướt sóng là không thích hợp ở thời điểm hiện tại, mà chủ yếu là mua tích lũy tại các vùng giá hỗ trợ,” ông Minh nói./.
Linh Chi (Vietnam+)