Tại cuộc họp định kỳ hàng tháng do Bộ Công Thương tổ chức chiều 6/2, tại Hà Nội, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, tháng 2, sức mua hàng hóa trên thị trường có xu hướng tiếp tục giảm.
Theo ông Quyền, do nguồn cung hàng hóa dồi dào đã ảnh hưởng tích cực đến giá cả thị trường trong dịp Tết và những ngày sau Tết.
Giá cả hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định, chỉ số giá tiêu dùng của cả nước chỉ tăng 1% so với tháng 12/2011 (đây là mức tăng thấp nhất so với tháng đầu năm của các năm trước đây); trong đó, nhóm may mặc và giày dép có mức tăng cao nhất 1,97% do thời tiết các tỉnh miền Bắc cùng với nhu cầu mua sắm dịp cuối năm; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,71%, các nhóm còn lại mức tăng từ 0,02% đến 1,41%.
Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,01%. Chỉ số giá tiêu dùng và tổng mức bán lẻ phản ánh thực tế chặt chẽ chi tiêu của đại bộ phận người dân trong bối cảnh kinh tế cả nước khó khăn.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tháng 1, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trong tháng 1 đạt 191,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ (loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 4,3%).
Trong tháng 1, mặc dù thị trường nhộn nhịp hơn so với tháng 12 nhưng so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán của các năm trước đây, không khí mua sắm Tết trên thị trường kém sôi động hơn một phần do tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng tới thu nhập và chi tiêu của người dân, một phần do việc doanh nghiệp trả lương, thưởng vào những ngày cuối cùng trong năm.
Điều khác biệt trên thị trường Tết năm nay là hàng Việt Nam có số lượng áp đảo và được người tiêu dùng ưa chuộng dù giá một số mặt hàng có cao hơn năm trước. Nguồn cung hàng hóa phục vụ tết lại rất phong phú, đa dạng và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng. Đáng chú ý, công tác kiểm tra kiểm soát thị trường trong dịp Tết được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Liên quan đến vấn đề giá xăng dầu và giá gas tăng gây xôn xao dư luận, ông Quyền cho biết, tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục điều hành giá xăng dầu trong nước theo giá thị trường thế giới và theo dõi sát sao giá mặt hàng này, không để ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước. Mặt khác, Bộ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công an làm rõ việc rút ruột xăng dầu để có phương án xử lý trường hợp vi phạm.
Cùng đó, giá gas đang được điều hành theo tiêu chí bình ổn bởi theo Thông tư 14, thương nhân được quyền quyết định giá nhưng phải theo giá đăng ký với cơ quan quản lý giá. Hiện các doanh nghiệp và Hiệp hội gas đang phối hợp kiểm tra xem thương nhân có bán đúng với giá đăng ký hay không./.
Theo ông Quyền, do nguồn cung hàng hóa dồi dào đã ảnh hưởng tích cực đến giá cả thị trường trong dịp Tết và những ngày sau Tết.
Giá cả hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định, chỉ số giá tiêu dùng của cả nước chỉ tăng 1% so với tháng 12/2011 (đây là mức tăng thấp nhất so với tháng đầu năm của các năm trước đây); trong đó, nhóm may mặc và giày dép có mức tăng cao nhất 1,97% do thời tiết các tỉnh miền Bắc cùng với nhu cầu mua sắm dịp cuối năm; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,71%, các nhóm còn lại mức tăng từ 0,02% đến 1,41%.
Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,01%. Chỉ số giá tiêu dùng và tổng mức bán lẻ phản ánh thực tế chặt chẽ chi tiêu của đại bộ phận người dân trong bối cảnh kinh tế cả nước khó khăn.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tháng 1, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trong tháng 1 đạt 191,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ (loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 4,3%).
Trong tháng 1, mặc dù thị trường nhộn nhịp hơn so với tháng 12 nhưng so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán của các năm trước đây, không khí mua sắm Tết trên thị trường kém sôi động hơn một phần do tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng tới thu nhập và chi tiêu của người dân, một phần do việc doanh nghiệp trả lương, thưởng vào những ngày cuối cùng trong năm.
Điều khác biệt trên thị trường Tết năm nay là hàng Việt Nam có số lượng áp đảo và được người tiêu dùng ưa chuộng dù giá một số mặt hàng có cao hơn năm trước. Nguồn cung hàng hóa phục vụ tết lại rất phong phú, đa dạng và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng. Đáng chú ý, công tác kiểm tra kiểm soát thị trường trong dịp Tết được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Liên quan đến vấn đề giá xăng dầu và giá gas tăng gây xôn xao dư luận, ông Quyền cho biết, tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục điều hành giá xăng dầu trong nước theo giá thị trường thế giới và theo dõi sát sao giá mặt hàng này, không để ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước. Mặt khác, Bộ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công an làm rõ việc rút ruột xăng dầu để có phương án xử lý trường hợp vi phạm.
Cùng đó, giá gas đang được điều hành theo tiêu chí bình ổn bởi theo Thông tư 14, thương nhân được quyền quyết định giá nhưng phải theo giá đăng ký với cơ quan quản lý giá. Hiện các doanh nghiệp và Hiệp hội gas đang phối hợp kiểm tra xem thương nhân có bán đúng với giá đăng ký hay không./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)