Bà Phùng Thị Nga, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết trung tâm đã tiến hành Nghiên cứu thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất nấm Linh Chi với quy mô 2.000 chai giống nấm tại Trung tâm.
Sau một năm triển khai, đến nay trung tâm đã triển khai thực nghiệm và sản xuất thành công giống nấm Linh Chi để cung cấp nấm giống cho các đơn vị sản xuất.
Nấm Linh Chi có tên khoa học Ganoderma lucidum. Ở Việt Nam có 37 loài Linh Chi phân bổ ở các rừng có nhiều gỗ cây lá rộng, nhất là rừng gỗ lim nên còn gọi là nấm Lim. Nấm Linh Chi có nhiều mầu sắc khác nhau xanh, đỏ, vàng, đen, trắng.
Nấm Linh Chi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như chữa bệnh cao, nó có tác dụng lớn trong hạ huyết áp, điều trị phòng bệnh ung thư.
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm Linh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp.
Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan.
Nguyên liệu để sản xuất nấm Linh Chi chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm và gỗ cứng (trừ gỗ có tinh dầu và độc tố), bã mía thải của các nhà máy mía đường. Sau khi xử lý nguyên liệu, bào tử nấm sẽ được cấy vào túi nguyên liệu.
Bào tử nấm được giải phóng ra từ quả thể nấm trưởng thành, gặp điều kiện thuận lợi bào tử nẩy mầm thành sợi nấm đơn tính (sợi sơ cấp) các sợi đơn tính kết hợp với nhau thành sợi lưỡng tính bội - sợi thứ cấp mọc sâu vào trong và phát triển thành hệ sợi, từ đó tiếp tục phát triển thành chồi nấm - quả thể nấm.
Bịch nấm sau khi nuôi sợi khoảng 20-25 ngày, sợi nấm mọc được 1/2 bịch nấm. Sau khi nuôi khoảng 45- 50 ngày sẽ hình thành Quả thể nấm, năng suất đạt bình quân từ 35 kg khô/1 tấn nguyên liệu khô, với giá bán hiện nay trên thị trường đạt 350.000 đồng/kg nấm Linh chi.
Qua hơn 1 năm theo dõi 2.000 chai giống nấm tại Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ, kết quả cho thấy nấm Linh Chi phát triển tốt, sợi mọc đồng đều, không bị nhiễm các loại nấm khác và nhiễm vi khuẩn./.
Sau một năm triển khai, đến nay trung tâm đã triển khai thực nghiệm và sản xuất thành công giống nấm Linh Chi để cung cấp nấm giống cho các đơn vị sản xuất.
Nấm Linh Chi có tên khoa học Ganoderma lucidum. Ở Việt Nam có 37 loài Linh Chi phân bổ ở các rừng có nhiều gỗ cây lá rộng, nhất là rừng gỗ lim nên còn gọi là nấm Lim. Nấm Linh Chi có nhiều mầu sắc khác nhau xanh, đỏ, vàng, đen, trắng.
Nấm Linh Chi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như chữa bệnh cao, nó có tác dụng lớn trong hạ huyết áp, điều trị phòng bệnh ung thư.
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm Linh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp.
Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan.
Nguyên liệu để sản xuất nấm Linh Chi chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm và gỗ cứng (trừ gỗ có tinh dầu và độc tố), bã mía thải của các nhà máy mía đường. Sau khi xử lý nguyên liệu, bào tử nấm sẽ được cấy vào túi nguyên liệu.
Bào tử nấm được giải phóng ra từ quả thể nấm trưởng thành, gặp điều kiện thuận lợi bào tử nẩy mầm thành sợi nấm đơn tính (sợi sơ cấp) các sợi đơn tính kết hợp với nhau thành sợi lưỡng tính bội - sợi thứ cấp mọc sâu vào trong và phát triển thành hệ sợi, từ đó tiếp tục phát triển thành chồi nấm - quả thể nấm.
Bịch nấm sau khi nuôi sợi khoảng 20-25 ngày, sợi nấm mọc được 1/2 bịch nấm. Sau khi nuôi khoảng 45- 50 ngày sẽ hình thành Quả thể nấm, năng suất đạt bình quân từ 35 kg khô/1 tấn nguyên liệu khô, với giá bán hiện nay trên thị trường đạt 350.000 đồng/kg nấm Linh chi.
Qua hơn 1 năm theo dõi 2.000 chai giống nấm tại Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ, kết quả cho thấy nấm Linh Chi phát triển tốt, sợi mọc đồng đều, không bị nhiễm các loại nấm khác và nhiễm vi khuẩn./.
Lê Việt Dũng (Vietnam+)