Ngày 7/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham gia của các nhân sỹ, trí thức, luật gia, các chức sắc tôn giáo, đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận và Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các tổ chức, cơ quan mình và những vấn đề mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm, trong đó cơ bản thống nhất với kết cấu các chương, các điều trong dự thảo Hiến pháp. Đồng thời các đại biểu cho rằng nhiều điểm mới trong dự thảo Hiến pháp đã thể hiện và đáp ứng được mong mỏi của các tầng lớp nhân dân.
Tại hội nghị, các ý kiến đã tập trung thảo luận, góp ý về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại điều 9. Nhiều ý kiến cho rằng điều 9 dự thảo Hiến pháp lần này chưa thể chế hóa vai trò xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt là những quy định của Đảng về vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đối với tổ chức Đảng và đảng viên.
Vấn đề giám sát và phản biện xã hội cũng cần được Hiến pháp quy định cụ thể, rõ ràng hơn để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm tốt nhiệm vụ.
Phải quy định rõ quyền của Mặt trận trong việc giám sát và phản biện xã hội, đồng thời trách nhiệm của Nhà nước là phải đảm bảo điều kiện cho Mặt trận thực hiện nhiệm vụ đó.
Vấn đề quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định tại Chương II cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Nhiều ý kiến khẳng định rằng việc đổi tên Chương V của Hiến pháp 1992 về Quyền và nghĩa vụ của công dân thành Chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đưa nội dung này lên vị trí thứ 2 sau Chương Chế độ chính trị là bước tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến của Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội nghị thống nhất cao với 5 điều mới trong Chương II, đó là điều 16, 21, 44, 45 và 46, nhưng Hiến pháp cần quy định một cách nhất quán về cách thức thể hiện trong lĩnh vực quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Ngoài ra, dự thảo cần phân định rõ quyền con người và quyền công dân, ví như "Mọi người đều có nghĩa vụ nộp thuế." Theo các ý kiến, đây là nghĩa vụ của công dân chứ không phải của con người nói chung./.
Các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các tổ chức, cơ quan mình và những vấn đề mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm, trong đó cơ bản thống nhất với kết cấu các chương, các điều trong dự thảo Hiến pháp. Đồng thời các đại biểu cho rằng nhiều điểm mới trong dự thảo Hiến pháp đã thể hiện và đáp ứng được mong mỏi của các tầng lớp nhân dân.
Tại hội nghị, các ý kiến đã tập trung thảo luận, góp ý về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại điều 9. Nhiều ý kiến cho rằng điều 9 dự thảo Hiến pháp lần này chưa thể chế hóa vai trò xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt là những quy định của Đảng về vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đối với tổ chức Đảng và đảng viên.
Vấn đề giám sát và phản biện xã hội cũng cần được Hiến pháp quy định cụ thể, rõ ràng hơn để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm tốt nhiệm vụ.
Phải quy định rõ quyền của Mặt trận trong việc giám sát và phản biện xã hội, đồng thời trách nhiệm của Nhà nước là phải đảm bảo điều kiện cho Mặt trận thực hiện nhiệm vụ đó.
Vấn đề quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định tại Chương II cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Nhiều ý kiến khẳng định rằng việc đổi tên Chương V của Hiến pháp 1992 về Quyền và nghĩa vụ của công dân thành Chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đưa nội dung này lên vị trí thứ 2 sau Chương Chế độ chính trị là bước tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến của Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội nghị thống nhất cao với 5 điều mới trong Chương II, đó là điều 16, 21, 44, 45 và 46, nhưng Hiến pháp cần quy định một cách nhất quán về cách thức thể hiện trong lĩnh vực quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Ngoài ra, dự thảo cần phân định rõ quyền con người và quyền công dân, ví như "Mọi người đều có nghĩa vụ nộp thuế." Theo các ý kiến, đây là nghĩa vụ của công dân chứ không phải của con người nói chung./.
Hoa Mai (TTXVN)