Ngày 27/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đông đảo các nhân sỹ, trí thức, luật gia, các chức sắc tôn giáo, đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận và Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tham dự.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến khẳng định rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chuẩn bị công phu, phù hợp với giai đoạn phát triển của Việt Nam hiện nay và phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Đặc biệt những điểm mới trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thể hiện và đáp ứng được mong đợi của các tầng lớp nhân dân.
Việc đổi tên chương 5 của Hiến pháp 1992 về Quyền và nghĩa vụ của công dân thành chương "Quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân" và đưa lên vị trí thứ hai sau chương "Chế độ chính trị" là bước tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến của Việt Nam.
Nhiều ý kiến đã tập trung thảo luận, góp ý về Điều 9 Hiến pháp, quy định về vị trí, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhiều đại biểu đề nghị vấn đề giám sát và phản biện xã hội cần được Hiến pháp quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần quy định cụ thể hơn về đối tượng, phạm vi giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.
Bên cạnh đó, việc đưa phạm trù phản biện xã hội vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp là đúng và cần thiết, tuy nhiên trình bày như trong dự thảo thì chưa thể hiện được ý nghĩa quan trọng của hoạt động này.
Một số ý kiến cũng đề nghị nên tách riêng nội dung giám sát ra khỏi nội dung phản biện xã hội để rõ ràng, không lẫn lộn giữa hai nội dung.
Tại khoản 3 của Điều 9 chưa phản ánh đúng vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, dễ tạo ra cơ chế xin-cho, nên quy định rõ Nhà nước có trách nhiệm phối hợp, thống nhất và đảm bảo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến về những nội dung cần sửa đổi, hướng sửa đổi và lý do của việc sửa đổi, những nội dung cần bổ sung mới hoặc đưa ra khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong đó, cần sử dụng từ ngữ thuần Việt để người dân dễ đọc, dễ hiểu; lời nói đầu cần viết ngắn gọn hơn; cần quy định một cách nhất quán về cách thức thể hiện trong lĩnh vực quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nên đổi tên Hội đồng Hiến pháp thành Hội đồng bảo Hiến có thẩm quyền phán quyết đối với các Luật, văn bản và quyết định không phù hợp với Hiến pháp của tất cả các cơ quan Nhà nước./.
Đông đảo các nhân sỹ, trí thức, luật gia, các chức sắc tôn giáo, đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận và Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tham dự.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến khẳng định rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chuẩn bị công phu, phù hợp với giai đoạn phát triển của Việt Nam hiện nay và phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Đặc biệt những điểm mới trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thể hiện và đáp ứng được mong đợi của các tầng lớp nhân dân.
Việc đổi tên chương 5 của Hiến pháp 1992 về Quyền và nghĩa vụ của công dân thành chương "Quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân" và đưa lên vị trí thứ hai sau chương "Chế độ chính trị" là bước tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến của Việt Nam.
Nhiều ý kiến đã tập trung thảo luận, góp ý về Điều 9 Hiến pháp, quy định về vị trí, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhiều đại biểu đề nghị vấn đề giám sát và phản biện xã hội cần được Hiến pháp quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần quy định cụ thể hơn về đối tượng, phạm vi giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.
Bên cạnh đó, việc đưa phạm trù phản biện xã hội vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp là đúng và cần thiết, tuy nhiên trình bày như trong dự thảo thì chưa thể hiện được ý nghĩa quan trọng của hoạt động này.
Một số ý kiến cũng đề nghị nên tách riêng nội dung giám sát ra khỏi nội dung phản biện xã hội để rõ ràng, không lẫn lộn giữa hai nội dung.
Tại khoản 3 của Điều 9 chưa phản ánh đúng vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, dễ tạo ra cơ chế xin-cho, nên quy định rõ Nhà nước có trách nhiệm phối hợp, thống nhất và đảm bảo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến về những nội dung cần sửa đổi, hướng sửa đổi và lý do của việc sửa đổi, những nội dung cần bổ sung mới hoặc đưa ra khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong đó, cần sử dụng từ ngữ thuần Việt để người dân dễ đọc, dễ hiểu; lời nói đầu cần viết ngắn gọn hơn; cần quy định một cách nhất quán về cách thức thể hiện trong lĩnh vực quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nên đổi tên Hội đồng Hiến pháp thành Hội đồng bảo Hiến có thẩm quyền phán quyết đối với các Luật, văn bản và quyết định không phù hợp với Hiến pháp của tất cả các cơ quan Nhà nước./.
Nguyễn Mai Hương (TTXVN)