Tối 16/6, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng.
Buổi lễ được tổ chức trang trọng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm giới thiệu và tôn vinh những nét đẹp, giá trị của Thành nhà Hồ đến bạn bè trong và ngoài nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá: “Thành Nhà Hồ-một công trình quân sự, kiến trúc độc đáo, được nhân dân gìn giữ, bảo tồn hơn 600 năm qua, được đánh giá mang giá trị văn hóa nổi bật toàn cầu, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.”
“Đây là niềm vui, niềm tự hào của nhân dân Thanh Hóa và nhân dân cả nước. Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cùng các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác được thế giới công nhận sẽ tô đậm thêm nền văn hiến ngàn năm hết sức phong phú của dân tộc Việt Nam, góp phần để bạn bè thế giới hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam, mở ra triển vọng, cơ hội mới cho phát triển du lịch, nghiên cứu văn hóa Việt Nam,” Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ, Thành Nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô hoặc thành Tây Kinh, thành An Tôn, thành Tây Giao, Thạch Thành (thành Đá) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thành được xây dựng trong khoảng thời gian ba tháng, từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397. Người quyết định chủ trương xây thành là Hồ Quý Ly, lúc đó là Thái sư nắm giữ mọi quyền lực của triều đình nhà Trần. Người trực tiếp tổ chức và điều hành là Thượng thư bộ lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh. Tháng 3 năm Canh Thân, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ lấy tên nước là Đại Ngu (1400-1407) và Tây Đô là kinh đô.
Thành Nhà Hồ sau nhiều năm xây dựng hồ sơ, đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 27/6/2011. Xét trên hai tiêu chí, Thành Nhà Hồ thỏa mãn được tính toàn vẹn và xác thực, bên cạnh đó, di sản này còn biểu hiện sự giao lưu quan trọng các giá trị ảnh Nho giáo Trung Hoa đối với một biểu tượng vương quyền tập trung ở thời kì cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.
Trong thời gian tới, Thanh Hóa sẽ mở hai tour du lịch là Hành trình về với kinh đô (Thành Nhà Hồ - Lam Kinh) và Bất ngờ Cẩm Lương (Thành Nhà Hồ - Cẩm Lương) nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch di sản ở địa phương.
Cũng nhân dịp này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế Ủy ban quốc gia UNESCO các nước châu Á-Thái Bình Dương trong ba ngày từ ngày 15 - 17/6 tại thành phố Thanh Hóa./.
Buổi lễ được tổ chức trang trọng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm giới thiệu và tôn vinh những nét đẹp, giá trị của Thành nhà Hồ đến bạn bè trong và ngoài nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá: “Thành Nhà Hồ-một công trình quân sự, kiến trúc độc đáo, được nhân dân gìn giữ, bảo tồn hơn 600 năm qua, được đánh giá mang giá trị văn hóa nổi bật toàn cầu, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.”
“Đây là niềm vui, niềm tự hào của nhân dân Thanh Hóa và nhân dân cả nước. Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cùng các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác được thế giới công nhận sẽ tô đậm thêm nền văn hiến ngàn năm hết sức phong phú của dân tộc Việt Nam, góp phần để bạn bè thế giới hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam, mở ra triển vọng, cơ hội mới cho phát triển du lịch, nghiên cứu văn hóa Việt Nam,” Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ, Thành Nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô hoặc thành Tây Kinh, thành An Tôn, thành Tây Giao, Thạch Thành (thành Đá) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thành được xây dựng trong khoảng thời gian ba tháng, từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397. Người quyết định chủ trương xây thành là Hồ Quý Ly, lúc đó là Thái sư nắm giữ mọi quyền lực của triều đình nhà Trần. Người trực tiếp tổ chức và điều hành là Thượng thư bộ lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh. Tháng 3 năm Canh Thân, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ lấy tên nước là Đại Ngu (1400-1407) và Tây Đô là kinh đô.
Thành Nhà Hồ sau nhiều năm xây dựng hồ sơ, đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 27/6/2011. Xét trên hai tiêu chí, Thành Nhà Hồ thỏa mãn được tính toàn vẹn và xác thực, bên cạnh đó, di sản này còn biểu hiện sự giao lưu quan trọng các giá trị ảnh Nho giáo Trung Hoa đối với một biểu tượng vương quyền tập trung ở thời kì cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.
Trong thời gian tới, Thanh Hóa sẽ mở hai tour du lịch là Hành trình về với kinh đô (Thành Nhà Hồ - Lam Kinh) và Bất ngờ Cẩm Lương (Thành Nhà Hồ - Cẩm Lương) nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch di sản ở địa phương.
Cũng nhân dịp này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế Ủy ban quốc gia UNESCO các nước châu Á-Thái Bình Dương trong ba ngày từ ngày 15 - 17/6 tại thành phố Thanh Hóa./.
Phương Mai (Vietnam+)