Ngày 3/7, Đoàn công tác Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc đầu tiên về công tác thanh tra “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm” tại thành phố Hà Nội.
Theo đoàn Thanh tra Chính phủ, thời gian thanh tra tại các đơn vị ở Hà Nội sẽ được tiến hàng trong vòng 2 tháng; đề nghị các sở, ngành phối hợp tốt để không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan được thanh tra. Mục đích đợt thanh tra nhằm đánh giá những kết quả đạt được của việc thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm” qua đó đề xuất, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, mục tiêu hàng năm từ nay đến năm 2020 thành phố giải quyết việc làm cho 135.000 đến 145.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 4%.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, thành phố chú trọng duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm. Tính đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm của thành phố đạt trên 900 tỷ đồng, trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương gần 160 tỷ đồng, đã giải quyết vốn vay gần 18.000 dự án, tạo việc làm cho trên 140.000 lao động.
Bên cạnh đó, thành phố đang quan tâm nâng cao chất lượng lao động, chú trọng tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có trình độ chuyên môn, ưu tiên lao động vùng nông thôn, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hồi đất cho các dự án được học nghề và giải quyết việc làm. Thành phố đã xây dựng được gần 280 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, đào tạo đa ngành, đa nghề, trong đó có nhiều nghề mới phù hợp với xu thế phát triển.
Hà Nội cũng đã giải ngân trên 1.000 tỷ đồng từ Chương trình quốc gia về việc làm, giải quyết việc làm cho trên 540.000 lao động, giúp giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp khu vực nội thành.
Tuy nhiên, thời gian qua một bất cập lớn là trình độ lao động vẫn chưa đáp ứng được với các đòi hỏi đặt ra của các khu công nghiệp mới hình thành; tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề chưa cao, dẫn tới khó khăn trong xin việc làm. Bên cạnh đó thì người dân vẫn còn bị hạn chế bởi thủ tục, cơ chế vay vốn sản xuất kinh doanh; các nguồn quỹ hạn hẹp dẫn tới ít đối tượng được tham gia; chuyển dịch kinh tế ở một số nơi còn chậm, chưa tạo được các vùng sản xuất chuyên canh lớn nên chưa giải quyết tốt lao động tại chỗ.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc thì công tác này đã được thành phố rất quan tâm. Tuy nhiên, sau khi hợp nhất Hà Nội với tỉnh Hà Tây thì số lượng lao động tăng cao, dẫn tới gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai và giải quyết việc làm, đặc biệt ở những vùng khó khăn. Thành phố đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách để ưu tiên đặc biệt cho lĩnh vực này và triển khai một cách quyết liệt đến các địa phương. Cạnh đó, thành phố cũng mong muốn người lao động cần chủ động và định hướng nghề tốt để tìm kiếm cho mình một nghề phù hợp với năng lực sở trường, giúp ổn định cuộc sống.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc mong muốn, qua công tác thanh tra thành phố sẽ đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm, khắc phục các tồn tại khó khăn và sẽ kiến nghị, đề xuất với các bộ, ban ngành và Chính phủ có những chính sách phù hợp với đặc thù lao động Thủ đô./.
Theo đoàn Thanh tra Chính phủ, thời gian thanh tra tại các đơn vị ở Hà Nội sẽ được tiến hàng trong vòng 2 tháng; đề nghị các sở, ngành phối hợp tốt để không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan được thanh tra. Mục đích đợt thanh tra nhằm đánh giá những kết quả đạt được của việc thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm” qua đó đề xuất, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, mục tiêu hàng năm từ nay đến năm 2020 thành phố giải quyết việc làm cho 135.000 đến 145.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 4%.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, thành phố chú trọng duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm. Tính đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm của thành phố đạt trên 900 tỷ đồng, trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương gần 160 tỷ đồng, đã giải quyết vốn vay gần 18.000 dự án, tạo việc làm cho trên 140.000 lao động.
Bên cạnh đó, thành phố đang quan tâm nâng cao chất lượng lao động, chú trọng tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có trình độ chuyên môn, ưu tiên lao động vùng nông thôn, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hồi đất cho các dự án được học nghề và giải quyết việc làm. Thành phố đã xây dựng được gần 280 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, đào tạo đa ngành, đa nghề, trong đó có nhiều nghề mới phù hợp với xu thế phát triển.
Hà Nội cũng đã giải ngân trên 1.000 tỷ đồng từ Chương trình quốc gia về việc làm, giải quyết việc làm cho trên 540.000 lao động, giúp giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp khu vực nội thành.
Tuy nhiên, thời gian qua một bất cập lớn là trình độ lao động vẫn chưa đáp ứng được với các đòi hỏi đặt ra của các khu công nghiệp mới hình thành; tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề chưa cao, dẫn tới khó khăn trong xin việc làm. Bên cạnh đó thì người dân vẫn còn bị hạn chế bởi thủ tục, cơ chế vay vốn sản xuất kinh doanh; các nguồn quỹ hạn hẹp dẫn tới ít đối tượng được tham gia; chuyển dịch kinh tế ở một số nơi còn chậm, chưa tạo được các vùng sản xuất chuyên canh lớn nên chưa giải quyết tốt lao động tại chỗ.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc thì công tác này đã được thành phố rất quan tâm. Tuy nhiên, sau khi hợp nhất Hà Nội với tỉnh Hà Tây thì số lượng lao động tăng cao, dẫn tới gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai và giải quyết việc làm, đặc biệt ở những vùng khó khăn. Thành phố đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách để ưu tiên đặc biệt cho lĩnh vực này và triển khai một cách quyết liệt đến các địa phương. Cạnh đó, thành phố cũng mong muốn người lao động cần chủ động và định hướng nghề tốt để tìm kiếm cho mình một nghề phù hợp với năng lực sở trường, giúp ổn định cuộc sống.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc mong muốn, qua công tác thanh tra thành phố sẽ đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm, khắc phục các tồn tại khó khăn và sẽ kiến nghị, đề xuất với các bộ, ban ngành và Chính phủ có những chính sách phù hợp với đặc thù lao động Thủ đô./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)