Theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại cuộc họp báo chiều 19/6, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy, theo nhận định của Bộ trưởng Cao Đức Phát, thị trường thế giới vẫn tiếp tục khó khăn, giá nông sản liên tục giảm sút từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của toàn ngành.
Đến hết tháng 5, trong số 7 mặt hàng xuất khẩu nông sản chính, chỉ còn duy nhất hạt tiêu là có giá cao hơn cùng kỳ năm trước. Cao su là mặt hàng có mức giảm giá nhiều nhất, giảm tới hơn 31%.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết, Bộ đang tập trung một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn đối với thị trường xuất khẩu nông sản.
Trong điều kiện như hiện nay, hướng có thể làm giúp nông dân là theo dõi sát thị trường, thông tin cho nông dân biết để có điều chỉnh phù hợp trong sản xuất, cả về số lượng lẫn chủng loại. Từ đó định hướng người dân và các doanh nghiệp tập trung vào làm những cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, dù thị trường giảm xuống những vẫn có chỗ làm được và có lãi, nơi nào lỗ thì điều chỉnh về cơ cấu và quy mô sản xuất.
Cùng với đó, Bộ tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ kiềm chế dịch bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp hạ giá thành sản phẩm để có mức lãi nhất định.
Ngoài ra, tùy theo từng loại cây trồng, Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị khác để đề xuất hỗ trợ giá cụ thể. Ví dụ như cây dừa, Bộ đang bàn với Bộ Tài chính kiến nghị bỏ thuế xuất khẩu (hiện ở mức 3%) đối với sản phẩm dừa.
Còn đối với lúa gạo thì phức tạp hơn sẽ có điều chỉnh sau. Trong tuần tới, Bộ sẽ trực tiếp khảo sát, trao đổi với các địa phương để có biện pháp hỗ trợ duy trì giá có lợi cho nông dân trong sản xuất lúa gạo.
Xuất khẩu gạo sẽ không khống chế chỉ tiêu, xuất khẩu ở mức nhiều nhất có thể để thúc đẩy tiêu thụ và giữ giá lúa cho nông dân có lãi.
Mặt khác, ngành nông nghiệp cũng sẽ chủ động giải quyết các rào cản thương mại, cũng như các doanh nghiệp tích cực khai thác thị trường để tăng khối lượng xuất khẩu, bù lại sự thâm hụt về giá. Việc mở rộng khai thác thị trường là rất quan trọng.
Đơn cử như Trung Quốc là thị trường lớn, thị hiếu cũng gần với Việt Nam nên việc thúc đẩy quan hệ thương mại có ý nghĩa lớn với cả hai bên. Thời gian qua giữa hai nước cũng đã hợp tác thúc đẩy buôn bán các mặt hàng nông sản…/.
Mặc dù vậy, theo nhận định của Bộ trưởng Cao Đức Phát, thị trường thế giới vẫn tiếp tục khó khăn, giá nông sản liên tục giảm sút từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của toàn ngành.
Đến hết tháng 5, trong số 7 mặt hàng xuất khẩu nông sản chính, chỉ còn duy nhất hạt tiêu là có giá cao hơn cùng kỳ năm trước. Cao su là mặt hàng có mức giảm giá nhiều nhất, giảm tới hơn 31%.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết, Bộ đang tập trung một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn đối với thị trường xuất khẩu nông sản.
Trong điều kiện như hiện nay, hướng có thể làm giúp nông dân là theo dõi sát thị trường, thông tin cho nông dân biết để có điều chỉnh phù hợp trong sản xuất, cả về số lượng lẫn chủng loại. Từ đó định hướng người dân và các doanh nghiệp tập trung vào làm những cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, dù thị trường giảm xuống những vẫn có chỗ làm được và có lãi, nơi nào lỗ thì điều chỉnh về cơ cấu và quy mô sản xuất.
Cùng với đó, Bộ tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ kiềm chế dịch bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp hạ giá thành sản phẩm để có mức lãi nhất định.
Ngoài ra, tùy theo từng loại cây trồng, Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị khác để đề xuất hỗ trợ giá cụ thể. Ví dụ như cây dừa, Bộ đang bàn với Bộ Tài chính kiến nghị bỏ thuế xuất khẩu (hiện ở mức 3%) đối với sản phẩm dừa.
Còn đối với lúa gạo thì phức tạp hơn sẽ có điều chỉnh sau. Trong tuần tới, Bộ sẽ trực tiếp khảo sát, trao đổi với các địa phương để có biện pháp hỗ trợ duy trì giá có lợi cho nông dân trong sản xuất lúa gạo.
Xuất khẩu gạo sẽ không khống chế chỉ tiêu, xuất khẩu ở mức nhiều nhất có thể để thúc đẩy tiêu thụ và giữ giá lúa cho nông dân có lãi.
Mặt khác, ngành nông nghiệp cũng sẽ chủ động giải quyết các rào cản thương mại, cũng như các doanh nghiệp tích cực khai thác thị trường để tăng khối lượng xuất khẩu, bù lại sự thâm hụt về giá. Việc mở rộng khai thác thị trường là rất quan trọng.
Đơn cử như Trung Quốc là thị trường lớn, thị hiếu cũng gần với Việt Nam nên việc thúc đẩy quan hệ thương mại có ý nghĩa lớn với cả hai bên. Thời gian qua giữa hai nước cũng đã hợp tác thúc đẩy buôn bán các mặt hàng nông sản…/.
Hoàng Tùng (TTXVN)