Nhiều chuyên gia trong ngành ngoại giao khẳng định các quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa tư tưởng chỉ đạo về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Tại hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức ngành ngoại giao về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 15/3 tại Hà Nội, nhiều đại biểu cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đối với quy định tại Điều 4 của Dự thảo và nhấn mạnh sự cần thiết phải khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng của toàn ngành ngoại giao.
Các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến hiệu quả, thiết thực tới từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.
Tính đến nay, đã có 28 đơn vị trực thuộc Bộ và gần 70 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoàn thành việc lấy ý kiến đối với Dự thảo.
Hội nghị nhất trí cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có những tiến bộ vượt bậc cả về nội dung cũng như kỹ thuật lập hiến so với các bản Hiến pháp trước đây.
Đặc biệt, Dự thảo đã thể hiện nhiều điểm mới quan trọng như ghi nhận nguyên tắc quyền làm chủ của nhân dân gắn với tính thượng tôn Hiến pháp; nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước với sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân...
Toàn bộ chương II của dự thảo với 28 điều về quyền con người và quyền, nghĩa vụ công dân đã thể hiện cách tiếp cận mới so với Hiến pháp năm 1992 và cơ bản phù hợp với các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia.
Trên cơ sở kết quả hội nghị, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục cập nhật các ý kiến đóng góp trong ngành để tổng hợp gửi về Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Tại hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức ngành ngoại giao về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 15/3 tại Hà Nội, nhiều đại biểu cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đối với quy định tại Điều 4 của Dự thảo và nhấn mạnh sự cần thiết phải khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng của toàn ngành ngoại giao.
Các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến hiệu quả, thiết thực tới từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.
Tính đến nay, đã có 28 đơn vị trực thuộc Bộ và gần 70 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoàn thành việc lấy ý kiến đối với Dự thảo.
Hội nghị nhất trí cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có những tiến bộ vượt bậc cả về nội dung cũng như kỹ thuật lập hiến so với các bản Hiến pháp trước đây.
Đặc biệt, Dự thảo đã thể hiện nhiều điểm mới quan trọng như ghi nhận nguyên tắc quyền làm chủ của nhân dân gắn với tính thượng tôn Hiến pháp; nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước với sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân...
Toàn bộ chương II của dự thảo với 28 điều về quyền con người và quyền, nghĩa vụ công dân đã thể hiện cách tiếp cận mới so với Hiến pháp năm 1992 và cơ bản phù hợp với các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia.
Trên cơ sở kết quả hội nghị, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục cập nhật các ý kiến đóng góp trong ngành để tổng hợp gửi về Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Đỗ Quyên (TTXVN)