Hoạch định chiến lược bảo vệ và khôi phục loài hổ trên Trái Đất cũng như tìm kiếm giải pháp bảo vệ loài thú dữ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên của chúng là mục tiêu được đề ra nhân Ngày quốc tế của hổ, 29/7.
Theo số liệu thống kê, trong 100 năm trở lại đây, số lượng loài hổ đã giảm 25 lần và đang ngày càng ít đi. Do vậy, những nước có loài hổ sinh sống cần phải quan tâm tới vấn đề hồi phục loài động vật ăn thịt này.
Theo sáng kiến của Nga, năm 2010, tại thành phố St. Petersburg đã diễn ra Diễn đàn quốc tế đầu tiên về bảo vệ và khôi phục loài hổ với sự tham gia của bộ trưởng sinh thái 13 quốc gia trên thế giới có hổ sinh sống.
Qua đó, các quốc gia tham gia Diễn đàn đã thông qua Chương trình toàn cầu giai đoạn 2010-2022 tăng gấp đôi số lượng hổ lên đến 7.000 con, với kinh phí dự kiến trong 5 năm tới là gần 350 triệu USD, đồng thời quyết định lấy ngày 29/7 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế Hổ.
Hiện Nga là quốc gia tập trung 95% loài hổ Amua. Với số lượng hổ Amua nhiều nhất thế giới, trong những năm gần đây, Nga đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm bảo vệ loài động vật quý hiếm này.
Hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký hai sắc lệnh quan trọng gồm cấm săn bắt hay buôn bán động vật quý và nâng cao mức hình phạt đối với tội săn bắn loài động vật quý hiếm này./.
Theo số liệu thống kê, trong 100 năm trở lại đây, số lượng loài hổ đã giảm 25 lần và đang ngày càng ít đi. Do vậy, những nước có loài hổ sinh sống cần phải quan tâm tới vấn đề hồi phục loài động vật ăn thịt này.
Theo sáng kiến của Nga, năm 2010, tại thành phố St. Petersburg đã diễn ra Diễn đàn quốc tế đầu tiên về bảo vệ và khôi phục loài hổ với sự tham gia của bộ trưởng sinh thái 13 quốc gia trên thế giới có hổ sinh sống.
Qua đó, các quốc gia tham gia Diễn đàn đã thông qua Chương trình toàn cầu giai đoạn 2010-2022 tăng gấp đôi số lượng hổ lên đến 7.000 con, với kinh phí dự kiến trong 5 năm tới là gần 350 triệu USD, đồng thời quyết định lấy ngày 29/7 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế Hổ.
Hiện Nga là quốc gia tập trung 95% loài hổ Amua. Với số lượng hổ Amua nhiều nhất thế giới, trong những năm gần đây, Nga đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm bảo vệ loài động vật quý hiếm này.
Hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký hai sắc lệnh quan trọng gồm cấm săn bắt hay buôn bán động vật quý và nâng cao mức hình phạt đối với tội săn bắn loài động vật quý hiếm này./.
An Nhân (Vietnam+)