Những phụ nữ quyền lực
Nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thập kỷ của sự ngông cuồng và thói quen tiêupha phung phí là một trong những giai đoạn vẻ vang nhất của thời trang, thời kỳhoàng kim của haute couture cung cấp các trang phục đắt tiền và tinh xảo cho chogiới thượng lưu. Đây là lúc phụ nữ Tây Âu bắt đầu chiếm lĩnh những cấp bậc caotrong kinh doanh, thu nhập của họ tăng nhanh một cách đáng kể.
Trong thời trang, đây là thập kỷ của “những trang phục quyền lực” cho “những phụnữ quyền lực.” Và trong thời kỳ này cũng là lần đầu tiên xuất hiện khái niệmsupermodel - những người mẫu nổi tiếng nhất, có thu nhập cao nhất, ở mức vàitriệu đôla hàng năm.
Họ thường là những cô gái trẻ xuất thân từ những gia đình lao động rất bìnhthường, thậm chí là nghèo. Sau khi được phát hiện tại các cuộc thi người mẫu từkhi 17, 18 tuổi, họ nhanh chóng thành công trong con đường công danh. Khuôn mặtcủa các siêu mẫu xuất hiện ở khắp nơi, đặc biệt là trên trang bìa những tạp chíthời trang hàng đầu thế giới như Vogue, Elle, Harper’s Bazaar, Cosmopolitan,cũng như trong trong các bộ ảnh quảng cáo cho Chanel, Dior, Yves Saint Laurent,Versace, Giorgio Armani hay Ralph Lauren, những thương hiệu thống trị thời trangthời bấy giờ.
Linda Evangelista, Christy Turlington, Naomi Campbell được cho là “bộ ba” (“thebig three”) không thể thiếu được trong buổi trình diễn thời trang của một thươnghiệu đẳng cấp. Trong “bộ năm” các siêu mẫu chính thức còn có Cindy Crawford –“cô gái Mỹ” với khoảng 400 bìa tạp chí thời trang và là người mẫu đầu tiên kýhợp đồng đặc quyền lớn trong nhiều năm liền với một hãng mỹ phẩm (Revlon), mởcon đường mới đến tài sản sáu số 0 cho các người mẫu về sau.
Nhân tiện đây cũng cần phải nhấn mạnh rằng số tiền một người mẫu nhận được nhờnhững hợp đồng mỹ phẩm lớn hơn tiền cátxê cho việc tham gia trình diễn thờitrang rất nhiều, nhất là khi họ ký hợp đồng đặc quyền với một thương hiệu lớn.Còn việc được chọn thực hiện một chùm ảnh thời trang, thậm chí là cho những tạpchí có tiếng tăm như Vogue, chỉ mang tính chất làm nổi danh tiếng của họ, nhằmgây sự chú ý để hướng đến một hợp đồng được giá.
Tuy vậy, số trang bìa của Vogue, hay số lượng show thời trang người mẫu mở mànvẫn là một trong những thước đo mức độ thành công trong nghề làm mẫu. Người mẫucuối cùng trong nhóm “big five” là Claudia Schiffer - người mẫu tóc vàng gốcĐức, “cục cưng” của Karl Lagerfeld, nhờ đó mà nhiều năm liền là khuôn mặt củaChanel.
Thập kỷ 80 cũng là lúc người mẫu được xem như “nàng thơ” của các nhà nhiếp ảnhnổi tiếng, hay của các nhà thiết kế mốt. Trong số những khuôn mặt hàng đầu củathập kỷ phải kể đến Tatjana Patiz, người mẫu yêu thích của Peter Lindbergh;Helena Christensen, cô người mẫu Đan Mạch (đã xuất hiện trên video clip “Wickedgame” của Chris Isaak chỉ trong một chiếc quần lót vải bông trắng) sau này trởthành nhiếp ảnh gia, Stephanie Seymour là người mẫu yêu thích của Avedon.
Veronica Webb và Naomi Campbell được Azzedine Alaia coi như con gái. NadjaAuerman, cô gái tóc vàng người Đức được coi là chủ nhân của cặp chân dài nhấtmọi thời đại, là khuôn mặt của Versace và cũng là người mẫu được Karl Lagerfeldchiều chuộng, có lẽ một phần do xuất thân gốc Đức của cô. Kristen McMenamy vớikhuôn mặt xương xẩu và vẻ đẹp androgyny, là người mẫu yêu thích của HelmutNewton. Tuy 47 tuổi nhưng cô đã có sự trở lại tuyệt vời trên trang bìa của Dazedand Confused và Vogue Italia, quảng cáo cho Lanvin hay các chùm ảnh thời trangcho các tạp chí thời trang nổi tiếng.
Tất nhiên, mỗi thập kỷ lại có những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho thời trangthế giới, đặc biệt là những năm 60, khi “cuộc cách mạnh trẻ” làm đảo lộn cuộcsống, văn hóa và xã hội của Mỹ và châu Âu. Trước tiên phải kể đến Twiggy, ngườimẫu tuổi teen nổi tiếng đầu tiên trên thế giới (năm 18 tuổi cô đã nhận danh hiệu“khuôn mặt của năm 1966”) đồng thời cũng là người khởi xướng trường phái ngườidây “không giới tính.”
Cùng thời với người mẫu người Anh còn có Peggy Moffitt, người Mỹ, tên tuổi gắnliền với nhà thiết kế mốt nổi tiếng từ California Rudi Gernreich, nhất là với bộđồ tắm “monokini” không có áo che ngực. Ngoài ra, còn phải kể đến Veruschka vonLehndorff với xuất thân từ một gia đình quý tộc giàu và là một trong những ngườimẫu có mức cát xê 10.000 đôla Mỹ cho một ngày làm việc.
Rất sexy, vẻ đẹp của Veruschka ngược hẳn lại với vẻ đẹp “chưa dậy thì” củaTwiggy. Năm phút và câu thoại duy nhất “Vâng, em ở đây” (Here I am) trong phim“Blow-up” của đạo diễn Michelangelo Antonioni đã đem lại cho cô người mẫu nàymột chỗ đứng nổi bật trong thế giới thời trang và văn hóa pop. Trong phim,Veruschka đóng vai chính mình, bên cạnh đó, còn có sự tham gia của PeggyMoffitt, Jane Birkin, Vanessa Redgrave. Tạp chí Premiere thậm chí đã gọi màndiễn của cô là “khoảnh khắc sexy nhất của điện ảnh.”
Siêu mẫu
Nhắc đến thế hệ siêu mẫu của thập kỷ 80 tức là nói đến vẻ đẹp siêu phàm, khôngtưởng, nhưng rất đa dạng và đầy cá tính đặc sắc của các người mẫu. Họ là nhữngkhuôn mặt được đám đông nhận ra ngay lập tức, là những ngôi sao mới của thờitrang, là một hiện tượng trong văn hóa pop.
Đây là lần đầu tiên những người mẫu giành được vị trí, tiền bạc và tiếng tăm,những thứ vốn vẫn dành cho các minh tinh màn bạc hay các tài tử điện ảnh và casỹ nhạc rock (những người thường là bạn trai của họ).
Đã có lúc thời trang tin rằng đây là những người có khả năng tạo nên những hìnhmẫu cho phụ nữ hiện đại. Phải đến đầu những năm 90, khủng hoảng kinh tế của Mỹvà châu Âu mới làm cho tất cả những gì gắn với khái niệm “siêu” trở nên kệchcỡm. Thời trang làm quen với “grunge” và “heroine chic.” “Waif” - những cô gáigầy gò, đôi mắt buồn bã thâm quầng bắt đầu được để ý đến.
Trong số những “waifs” nổi tiếng nhất phải kể đến Shalom Harlem, Amber Valleta,Erin O’Connor và tất nhiên là người khởi xướng cho trường phái mới Kate Moss. Đểtiện cho các thế hệ mai sau khi nhắc đến thời trang, người ta thống nhất rằngKate Moss, với khuôn mặt “trẻ mồ côi,” thái cực đối lập với vẻ đẹp lộng lẫy củacác siêu mẫu thời trang đàn chị, là người đã chính thức kết thúc giai đoạn“siêu” trong thời trang.
Nhiều người vẫn gọi cô gái người Anh mặt đầy tàn nhang và nhiều tai tiếng này là“siêu mẫu cuối cùng.” Sau hiện tượng Kate Moss, từ “siêu mẫu” thường chỉ đượcbáo chí địa phương dùng để gọi những người mẫu nổi tiếng “cục bộ,” những cuộcthi tài năng châu lục hay quốc tế mà ngoài tính giải trí ra thì không mang ýnghĩa gì lớn lao cho thời trang thế giới.
Ngoài Kate Moss, danh hiệu “siêu mẫu” còn được gắn với Gisele Bundchen, ngườimẫu quốc tịch Brazil có công đem lại danh tiếng cho tổ quốc mình trên bản đồthời trang thế giới. Đồng thời, theo tạp chí Forbes, cô cũng là người mẫu đượctrả tiền thù lao cao nhất thế giới. John Casablancas, từng là người điều hànhcông ty người mẫu Elite đã gọi cô là “một vỏ người trống rỗng, một con người hưvô, không đem lại cho loài người bất cứ giá trị nào cả. Nhưng cô ấy là một ngườimẫu rất tuyệt” - ông ta thừa nhận.
Khó có thể kể hết những kỷ lục mà Gisele đã lập được trong thời trang. Hơn 500lần xuất hiện trên trang bìa của các tạp chí thời trang, văn hóa, xã hội, quảngcáo cho các hãng thời trang tầm cỡ, từ Christian Dior, Balenciaga, Givenchy đếncác nhãn hiệu bình dân như ZARA, C&A hay hãng mỹ phẩm Nivea.
Ngoài danh hiệu Người mẫu số một mọi thời đại (do Models.com bình chọn), Ngôisao lớn nhất của thời trang (do tờ Independent tặng) hay một trong những ngườimẫu giàu nhất thế giới (chỉ riêng trong năm 2007, tài sản của cô đã tăng hơntrước đến 33 triệu đôla), Gisele còn trở thành khuôn mẫu cho cả một thế hệ cáccô gái Brazil mơ ước đạt được tiền tài và danh vọng trên trường thời trang thếgiới.
“Siêu cơ thể” thế hệ mới
Bắt đầu từ thập kỷ 90, việc tìm kiếm những khuôn mặt mới hoàn toàn nằm trong taymột vài công ty người mẫu có tiếng. Ngoài những công ty lâu đời như Elite vàFord Models, phải kể đến Wilhelmina, Woman, IMG hay Next Models. Đây là lúc kháiniệm “toàn cầu hóa” bắt đầu gặm nhấm thời trang và xâm chiếm thế giới người mẫunói riêng.
Thời trang cần những khuôn mặt mới, những vẻ đẹp lạ. “Đội quân” các cô gái datrắng rất trẻ từ Đông Âu, những “siêu cơ thể” đến từ Brazil đã làm thay đổi cơchế guồng máy tìm kiếm và lăng xê người mẫu. Người mẫu ngày càng trẻ hơn, ngàycàng gầy hơn và để có thể gầy một cách “tự nhiên,” thời trang đòi hỏi tuổi củangười mẫu lại càng phải thấp hơn. Cũng vì thế mà tuổi nghề trung bình của ngườimẫu càng ngày càng ngắn lại. Gầy trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng nhấtcủa công nghiệp sắc đẹp.
Kasia Struss - người mẫu 23 tuổi, cao 179cm và nặng 52kg của Ba Lan từng bị từchối tham gia show diễn của Tommy Hilfiger tại New York vì lý do quá gầy. Nhưngba năm gần đây, người ta lại bắt đầu nhắc đến tên của Kasia (Struss là gọi tắthọ của cô - Strusinska, quá dài và khó phát âm), sau khi cô được Marc Jacobscasting để tham dự show của Louis Vuitton.
Cùng với tuần lễ thời trang Paris, Kasia còn xuất hiện trên sàn diễn của MiuMiu. Sau mùa diễn Xuân Hè năm đó, Kasia trở thành một trong những người mẫu bậnrộn nhất trong các tuần lễ thời trang thế giới. Điều đáng chú ý là người ta đồngý để cô người mẫu này thi đỗ tốt nghiệp phổ thông trước khi lên đường chinh phụcParis. Kasia gầy một cách tự nhiên, cơ thể cô ấy như thế - người đại diện của cônói với báo chí Ba Lan (và đây cũng là lời giải thích của Twiggy - người mẫu“người dây” đầu tiên của thế giới từ những năm 60 khi cô nói về cơ thể củamình).
Những người mẫu Đông Âu - trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến Natalia Vodianova,Natasha Poly, Sasha Pivovarova (Nga), Anja Rubik (gốc Ba Lan) và Carmen Kass(gốc Estonia) được ví như những “người máy tóc vàng vô hồn,” những “mắc áo tuyệthảo” không thể hiện bất cứ một tình cảm nào là những người thống lĩnh sàn diễnthời trang trong thời gian dài.
Một trường hợp đặc biệt khác phải kể đến nữa là Malgosia Bela, khuôn mặt củaChloé trong nhiều năm gần đây và đồng thời là người mẫu yêu thích của nhiếp ảnhgia nổi tiếng người Mỹ Richard Avedon. Thành công lớn đến với Malgosia khá bấtngờ, năm cô đã 29 tuổi, khi Malgosia đã không còn hy vọng sẽ tiếp tục được “sựnghiệp” người mẫu thời trang. Đó là sau khi cô tham gia diễn vai chính của mộtbộ phim nghệ thuật Ba Lan.
Malgosia “diễn viên” không dành được sự chú ý đặc biệt của giới điện ảnh, nhưngMalgosia “người mẫu” ngay lập tức đã xuất hiện trở lại trên các trang báo củaVogue và nhận được các hợp đồng quảng cáo mới, tuy vẫn vắng mặt trên sàn diễncủa các show thời trang.
Số báo tháng bảy năm kia của Vogue phiên bản Ý được gọi là “đen tuyền” vì tất cảcác người mẫu xuất hiện trên trang báo đều là người mẫu da đen. Tyra Banks,Naomi Campbell, Veronica Webb, Alek Wek, Iman - những tên tuổi nổi tiếng tronglịch sử thời trang cùng hiện diện với Liya Kebede, Chanel Iman, Sessilee Lopez,Jourdan Dunn - những người mẫu da màu trẻ đã có những thành công đáng kể trênsàn diễn, hoặc Hollis, Sonja, Lily Taylor, những khuôn mặt đang chờ được pháthiện.
Carla Sozzani, bà tổng biên tập người Ý của Vogue là người đầu tiên có nhữngphản ứng tích cực với vấn đề nhạy cảm mà từ trước đến nay thời trang vẫn nétránh. Sau sự kiện này, làn da một màu đã chế ngự trên hầu hết các sàn diễn từNew York, Paris, Tokyo và Milan, trên các tạp chí thời trang và nhất là cáctrang quảng cáo cho các thương hiệu từ lớn đến nhỏ. Điều trớ trêu là bên cạnhnhững bức ảnh của các người mẫu da đen là những trang quảng cáo với những khuônmặt hoàn toàn trắng.
Sẽ còn phải đến một vài thập kỷ nữa để “toàn cầu hóa” mang theo nghĩa “nhiềumàu,” không chỉ trên sàn diễn hay trang bìa báo chí mà nhất là trong các bức ảnhquảng cáo - mảnh đất đắt giá nhất của nghề người mẫu thời trang./.
Kỳ 1: Thế giới người mẫu - Đằng sau ánh đèn sân khấu