Ngày 9/11, dư luận thế giới và thị trường đã đồng loạt phản ứng với chính sách của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bơm thêm 600 tỷ USD cho nền kinh tế nước này nhằm duy trì đà phục hồi mong manh hiện nay và giảm tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao.
Ngay sau khi Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke, thông báo kế hoạch in thêm 600 tỷ USD, giá kim loại quý trên các thị trường thế giới đã đồng loạt tăng vọt.
Giá vàng đã đạt đỉnh 1.424 USD/ounce. Giá bạch kim lên tới 2.000 USD/ounce - mức giá cao nhất trong lịch sử các kim loại quý thế giới, còn giá bạc cũng lên tới 29,03 USD/ounce, tăng 5,8% chỉ trong 1 ngày.
Trong khi đó, dư luận thế giới, trong đó có Nga, Trung Quốc và các nước Tây Âu, cũng chỉ trích chính sách kích thích kinh tế mới của Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble khẳng định chính sách kinh tế của Mỹ không có căn cứ và thiếu năng lực cần thiết.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu nhấn mạnh Mỹ phớt lờ trách nhiệm ổn định các thị trường toàn cầu, với cương vị là nước phát hành đồng tiền dự trữ quốc tế và không nghĩ đến tác động của việc cung tiền này đối với các thị trường đang nổi.
Theo Thủ tướng Luxembourg, Jean-Claude Juncker, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng các Bộ trường Tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu, quyết định mới của FED không phải là quyết định đúng đắn. Ông cho rằng Mỹ đang đối phó với nợ nần bằng cách làm cho gánh nặng nợ nặng hơn.
Nga cũng chỉ trích Mỹ và yêu cầu nước này phải thảo luận với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) trước khi triển khai kế hoạch này.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh hành động này phải được tư vấn trước với các nước khác.
Bộ trưởng Tài chính Nam Phi, Pravin Gordhan cũng khẳng định FED đã khiến nền kinh tế toàn cầu thất vọng và phá hoại toàn bộ tinh thần của các hội nghị thượng đỉnh G-20 tới, diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc trong hai ngày 11-12/11 tới.
Ngay tại Mỹ, mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng bảo vệ quyết định của FED là biện pháp thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, song ngay trong nội bộ FED cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều.
Chủ tịch FED tại Dallas, ông Richard Fisher, cảnh báo về các nguy cơ của việc giảm giá đồng USD như nạn đầu cơ trên các thị trường trầm trọng hơn, giá hàng hóa sẽ tăng cao, suy giảm uy tín của FED trong nước và quốc tế.
Cựu ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa, bà Sarah Palin, đã đòi Chủ tịch Bernanke phải từ chức./.
Ngay sau khi Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke, thông báo kế hoạch in thêm 600 tỷ USD, giá kim loại quý trên các thị trường thế giới đã đồng loạt tăng vọt.
Giá vàng đã đạt đỉnh 1.424 USD/ounce. Giá bạch kim lên tới 2.000 USD/ounce - mức giá cao nhất trong lịch sử các kim loại quý thế giới, còn giá bạc cũng lên tới 29,03 USD/ounce, tăng 5,8% chỉ trong 1 ngày.
Trong khi đó, dư luận thế giới, trong đó có Nga, Trung Quốc và các nước Tây Âu, cũng chỉ trích chính sách kích thích kinh tế mới của Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble khẳng định chính sách kinh tế của Mỹ không có căn cứ và thiếu năng lực cần thiết.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu nhấn mạnh Mỹ phớt lờ trách nhiệm ổn định các thị trường toàn cầu, với cương vị là nước phát hành đồng tiền dự trữ quốc tế và không nghĩ đến tác động của việc cung tiền này đối với các thị trường đang nổi.
Theo Thủ tướng Luxembourg, Jean-Claude Juncker, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng các Bộ trường Tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu, quyết định mới của FED không phải là quyết định đúng đắn. Ông cho rằng Mỹ đang đối phó với nợ nần bằng cách làm cho gánh nặng nợ nặng hơn.
Nga cũng chỉ trích Mỹ và yêu cầu nước này phải thảo luận với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) trước khi triển khai kế hoạch này.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh hành động này phải được tư vấn trước với các nước khác.
Bộ trưởng Tài chính Nam Phi, Pravin Gordhan cũng khẳng định FED đã khiến nền kinh tế toàn cầu thất vọng và phá hoại toàn bộ tinh thần của các hội nghị thượng đỉnh G-20 tới, diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc trong hai ngày 11-12/11 tới.
Ngay tại Mỹ, mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng bảo vệ quyết định của FED là biện pháp thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, song ngay trong nội bộ FED cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều.
Chủ tịch FED tại Dallas, ông Richard Fisher, cảnh báo về các nguy cơ của việc giảm giá đồng USD như nạn đầu cơ trên các thị trường trầm trọng hơn, giá hàng hóa sẽ tăng cao, suy giảm uy tín của FED trong nước và quốc tế.
Cựu ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa, bà Sarah Palin, đã đòi Chủ tịch Bernanke phải từ chức./.
(TTXVN/Vietnam+)