Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” các doanh nghiệp đã tổ chức nhiều chuyến đưa hàng về nông thôn tiêu thụ. Tuy nhiên, việc đưa hàng về nông thôn không được duy trì mạnh mẽ như trước do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Theo đại diện Công ty Thương mại dịch vụ Thời trang Hafaso, mặc dù các cơ quan chức năng đã hỗ trợ doanh nghiệp một phần kinh phí vận chuyển hàng hóa trong các chuyến đưa hàng về nông thôn; hàng đưa về được người dân ủng hộ nên có những chuyến hàng doanh thu lên đến trên 100 triệu đồng nhưng nếu tính chi phí ăn ở cho nhân viên, xe, tổ chức các hoạt động bên lề, giá bán lại phải thấp hơn giá thị trường từ 3-5%... thì thu không đủ bù chi.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc siêu thị Big C Thăng Long cho biết thêm những mặt hàng siêu thị đưa về nông thôn chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng nhãn hiệu WOW giá rẻ, chất lượng đảm bảo do siêu thị đặt các doanh nghiệp trong nước sản xuất với số lượng lớn, giá rẻ hơn từ 15-20%; nhưng cũng chỉ hòa vốn.
Một trong những khó khăn nữa khiến doanh nghiệp nản lòng khi đưa hàng về phục vụ thị trường nông thôn là do người nông dân chưa có ý thức về thương hiệu hay khái niệm hàng Việt Nam chất lượng cao trong khi hàng Trung Quốc giá rẻ tràn lan.
Ngoài việc phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, vấn đề hàng nhái cũng khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Hợp tác xã nhựa Song Long cho hay: “Hàng nhái thường được đưa về vùng xa nên khó kiểm soát. Chính vì thế mà nhiều người dù có biết đến thương hiệu Song Long nhưng họ không tin tưởng lắm vào việc có thể mua được hàng thật ở những chợ quê, nên cứ mua hàng giá rẻ để yên tâm không bị hớ.”
Ngoài ra, muốn đưa hàng về vùng xa vùng sâu, doanh nghiệp còn gặp sự e ngại của chính những đại lý, những cửa hàng tiêu thụ sản phẩm.
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho rằng lý do khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia thị trường nông thôn là do sự yếu kém của doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa khi chỉ tập trung làm hàng cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, thị trường nông thôn lại phân tán, sức mua thấp, nên chi phí thiết lập xây dựng và duy trì mạng lưới phân phối rất cao trong khi khả năng thanh toán của thị trường lại chưa đủ lớn để hấp dẫn doanh nghiệp.
Về lâu dài, Nhà nước cũng cần hỗ trợ nhiều hơn, có chương trình dài hạn hơn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Cùng đó, theo bà Hạnh, cũng cần chuyển cách “đối xử” với thị trường nông thôn từ giải pháp chiến thuật "giật gấu vá vai" sang theo đuổi chiến lược lâu dài, ổn định./.
Theo đại diện Công ty Thương mại dịch vụ Thời trang Hafaso, mặc dù các cơ quan chức năng đã hỗ trợ doanh nghiệp một phần kinh phí vận chuyển hàng hóa trong các chuyến đưa hàng về nông thôn; hàng đưa về được người dân ủng hộ nên có những chuyến hàng doanh thu lên đến trên 100 triệu đồng nhưng nếu tính chi phí ăn ở cho nhân viên, xe, tổ chức các hoạt động bên lề, giá bán lại phải thấp hơn giá thị trường từ 3-5%... thì thu không đủ bù chi.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc siêu thị Big C Thăng Long cho biết thêm những mặt hàng siêu thị đưa về nông thôn chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng nhãn hiệu WOW giá rẻ, chất lượng đảm bảo do siêu thị đặt các doanh nghiệp trong nước sản xuất với số lượng lớn, giá rẻ hơn từ 15-20%; nhưng cũng chỉ hòa vốn.
Một trong những khó khăn nữa khiến doanh nghiệp nản lòng khi đưa hàng về phục vụ thị trường nông thôn là do người nông dân chưa có ý thức về thương hiệu hay khái niệm hàng Việt Nam chất lượng cao trong khi hàng Trung Quốc giá rẻ tràn lan.
Ngoài việc phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, vấn đề hàng nhái cũng khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Hợp tác xã nhựa Song Long cho hay: “Hàng nhái thường được đưa về vùng xa nên khó kiểm soát. Chính vì thế mà nhiều người dù có biết đến thương hiệu Song Long nhưng họ không tin tưởng lắm vào việc có thể mua được hàng thật ở những chợ quê, nên cứ mua hàng giá rẻ để yên tâm không bị hớ.”
Ngoài ra, muốn đưa hàng về vùng xa vùng sâu, doanh nghiệp còn gặp sự e ngại của chính những đại lý, những cửa hàng tiêu thụ sản phẩm.
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho rằng lý do khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia thị trường nông thôn là do sự yếu kém của doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa khi chỉ tập trung làm hàng cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, thị trường nông thôn lại phân tán, sức mua thấp, nên chi phí thiết lập xây dựng và duy trì mạng lưới phân phối rất cao trong khi khả năng thanh toán của thị trường lại chưa đủ lớn để hấp dẫn doanh nghiệp.
Về lâu dài, Nhà nước cũng cần hỗ trợ nhiều hơn, có chương trình dài hạn hơn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Cùng đó, theo bà Hạnh, cũng cần chuyển cách “đối xử” với thị trường nông thôn từ giải pháp chiến thuật "giật gấu vá vai" sang theo đuổi chiến lược lâu dài, ổn định./.
Uyên Hương (TTXVN/VIetnam+)