Theo dõi sự phát triển của khối u nhờ công nghệ 3D

Các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công công nghệ hình ảnh 3D theo dõi các khối u phát triển và lan rộng trong thời gian thực.
Các nhà nghiên cứu ở Sydney và Glasgow đã phát triển thành công công nghệ hìnhảnh ba chiều (3D) để theo dõi các khối u phát triển và lan rộng trong thời gianthực.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã có thể lần theo “cuộcsống” của các khối u, xem chúng lan rộng và phản ứng như thế nào với thuốc điềutrị.

Dùng ung thư tuyến tụy làm ví dụ, các nhà nghiên cứu đã lấy những hình ảnh3D và theo dõi sự phát triển của các khối u. Ung thư tuyến tụy là dạng gần nhưkhông thể điều trị, một phần do khối u ác được bao quanh bởi mô dày khiến thuốcđiều trị rất khó thẩm thấu.

Nay những hình ảnh 3D giúp các nhà khoa học biết được cần cung cấp thuốcđiều trị trong bao lâu, khối lượng bao nhiêu và tần suất thế nào, từ đó hướngdẫn áp dụng các biện pháp điều trị phối hợp để phá vỡ các mô xung quanh khối u,giúp thuốc thẩm thấu hiệu quả hơn.

Công nghệ mới cũng cho phép các nhà khoa biếtchính xác nơi nào thuốc có tác dụng để tập trung nâng cao hiệu quả điều trị ởcác vùng đó.

Các chuyên gia tin tưởng bước đột phá này sẽ rất hữu dụng cho các cuộc thửnghiệm thuốc điều trị ung thư tuyến tụy ở người hiện nay và có thể được dùngtrong nhiều dạng u khác trong tương lai.

Thử nghiệm đã được tiến hành trên chuộtvà dự kiến con người sẽ hưởng lợi từ nghiên cứu này trong 5-10 năm nữa./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.