Lợi dụng tình thế khó khăn trong sinh hoạt của các bệnh nhân và người thân đi cùng, một số hàng quán kinh doanh xung quanh khu vực Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội đã thi nhau “chặt chém” với nhiều mức giá… trên trời.
Ngay cả bên trong bệnh viện cũng sinh ra một số những dịch vụ với những mức giá cao ngất ngưởng, khiến cho bệnh nhân và người thân bức xúc.
“Chặt chém” từ ngoài vào trong
Cô Nguyễn Thị Hiền quê ở Thanh Hóa, ra chăm sóc chồng nằm ở khoa Thận-Tiết Niệu (Bệnh viện Bạch Mai). Cầm chiếc bình đi đi vệ sinh của bệnh nhân, cô nói với giọng bực tức: “Thường ngày ở ngoài chỉ 10 nghìn đồng, vậy mà ở đây mặc cả lên mặc cả xuống cũng phải 40 nghìn mới mua được.”
Góp lời vào câu chuyện, chị Thúy, có người thân nằm cùng phòng với chồng cô Hiền kể: “Hôm mình vào viện đi mua chiếc khẩu trang mà mất những 25 nghìn, ở ngoài có đắt lắm cũng chỉ 10 nghìn.”
Xung quanh bệnh viện Bạch Mai có rất nhiều hàng quán phục vụ các nhu cầu từ ăn uống, sinh hoạt cho đến các vật dụng cần thiết của bệnh nhân và người nhà.
Các hàng quán thi nhau tăng giá các mặt hàng lên lên khá cao để trục lợi. Những quán phục vụ ăn uống là đông khách hàng nhất. Và chủ của những quán này cứ tự động nâng giá.
Anh Phạm Văn Chiến, quê ở Ninh Bình đưa vợ lên khám bệnh, ngậm ngùi: “Chả hiểu ở đây họ tính giá kiểu gì mà đắt thế, chỉ cách bệnh viện có hơn trăm mét, bát phở 15 nghìn thì ở đây họ lấy những 30 nghìn mà chất lượng cũng không thể bằng được.”
Ngay cả bên trong bệnh viện, giá cả các mặt hàng cũng đắt đỏ không kém. Chị Xuân ở Bắc Ninh có chồng nằm viện hơn một tháng kể: "Mua hàng ở bên trong bệnh viện cái gì cũng phải đặt gấp rưỡi. Như một túi sữa Ba Vì, bình thường chỉ 4 nghìn nhưng ở đây toàn lấy 6 nghìn. Đó là chưa kể những mặt hàng có giá cả cao hơn."
Trong Bệnh viện Bạch Mai có dịch vụ cung cấp cơm hộp cho bệnh nhân và người nhà, nhưng không mấy người thiết tha với dịch vụ này bởi lẽ "giá cả chẳng kém gì bên ngoài mà đôi khi toàn phải ăn đồ nguội. Người khỏe đã khó ăn, người ốm sao mà nuốt nổi," một bệnh nhân ở khoa Nội tiết tâm sự.
Dịch vụ điện thoại cũng là một nơi “chặt chém” khách khá mạnh tay. Khuôn mặt thất thần, cô Cúc ở Hưng Yên kể: “Vào gọi điện về nhà chưa đầy 5 phút mà ở đây tính những 40 nghìn đồng. Không hiểu họ lấy giá kiểu gì nữa…”
Chuyện “chặt chém” ở các bệnh viện là vấn nạn chung nhưng ở bệnh viện Bạch Mai, do có khối lượng bệnh nhân ngoại tỉnh rất đông nên tình trạng “bóp chẹt” dường như diễn ra nhiều hơn cả.
Bệnh viện này luôn có tới hàng ngàn bệnh nhân khám và điều trị, vì thế nhu cầu về những dịch vụ như ăn uống, cung cấp đồ dùng… luôn luôn bức thiết. Biết là mua đắt nhưng các bệnh nhân và người nhà vẫn phải chấp nhận vì không còn cách nào khác.
Trong bệnh viện cũng có hẳn một siêu thị loại nhỏ để phục vụ nhu cầu của bệnh nhân, tuy nhiên giá cả hàng hóa ở đây cũng không “dễ chịu” chút nào. Anh Tiến, chăm sóc bố tại Khoa Thần kinh phàn nàn: “Cứ nghĩ là mua ở siêu thị sẽ rẻ hơn so với những hàng quán xung quanh nhưng nhiều thứ giá còn cao hơn cả bên ngoài.”
Chính vì giá ở cả ở siêu thị không khác ngoài là bao nhiêu, thậm chí là đắt hơn nên có khá ít bệnh nhân và người thân vào đây mua hàng. Chị Thư, có con điều trị tại Khoa Tiêu hóa cho biết: “Ra ngoài mua có khi mặc cả còn đỡ hơn...”
Nở rộ “cò” quần áo và thẻ ra vào
Bệnh viện Bạch Mai quy định phải có quần áo và thẻ người nhà bệnh nhân mới được vào khu chăm sóc. Và nạn “cò” quần áo và thẻ để vào thăm bệnh nhân đang hoạt động khá công khai tại đây.
Theo ghi nhận của phóng viên Vietnam+, mỗi lần thuê bộ quần áo và thẻ hết 30 nghìn đồng và phải đặt cọc 200-250 nghìn đồng/bộ. Do tâm lý muốn nhanh chóng nên rất nhiều người đã chấp nhận sử dụng dịch vụ này để có thể vào thăm người nhà bất kỳ thời điểm nào.
Anh Đỗ Xuân Lâm, ở Hà Nội, vừa thay quần áo để vào thăm người nhà vừa nói: “Mất có 30 nghìn nhưng tiện thời gian cho mình nên cũng đành chấp nhận. Ngày nào đến đúng thời gian vào thăm theo quy định thì thôi, chứ nếu vào những lúc bệnh viện không cho vào thì thuê áo là biện pháp tối ưu nhất.”
Có hai cách để những tay “cò” có quần áo và thẻ cho thuê. Thứ nhất là đi thuê với giá rẻ của những người chăm sóc bệnh nhân, cách thứ hai là làm giả. Những bộ quần áo của cò khi làm giả nhìn rất giống bộ của bệnh viện phát nên lực lượng bảo vệ rất khó phát hiện.
Khi quan sát thấy có người muốn vào thăm bệnh nhân mà không có quần áo, lập tức những tay “cò” sẽ ra mời chào và hầu hết những người này phải chấp nhận thuê quần áo với cái giá cắt cổ. Một tay cò tại đây cho biết: “Ngày nào ít nhất cũng có chục người thuê, hôm nào 'son' thì phải trên hai chục lượt.”
Anh Tuấn, nhân viên bảo vệ tại bệnh viện, cho biết: “Do số lượng người ra vào rất đông, nếu kiểm tra kỹ càng từng người sẽ mất thời gian. Chỉ cần mặc quần áo vàng rồi đeo thẻ là chúng tôi cho vào.”
Cũng theo anh Tuấn thì: “Xử lý những tay 'cò' quần áo này khá khó bởi lẽ người dân đồng tình và do lượt người ra vào quá nhiều nên không biết ai mà dò hỏi”./.
Ngay cả bên trong bệnh viện cũng sinh ra một số những dịch vụ với những mức giá cao ngất ngưởng, khiến cho bệnh nhân và người thân bức xúc.
“Chặt chém” từ ngoài vào trong
Cô Nguyễn Thị Hiền quê ở Thanh Hóa, ra chăm sóc chồng nằm ở khoa Thận-Tiết Niệu (Bệnh viện Bạch Mai). Cầm chiếc bình đi đi vệ sinh của bệnh nhân, cô nói với giọng bực tức: “Thường ngày ở ngoài chỉ 10 nghìn đồng, vậy mà ở đây mặc cả lên mặc cả xuống cũng phải 40 nghìn mới mua được.”
Góp lời vào câu chuyện, chị Thúy, có người thân nằm cùng phòng với chồng cô Hiền kể: “Hôm mình vào viện đi mua chiếc khẩu trang mà mất những 25 nghìn, ở ngoài có đắt lắm cũng chỉ 10 nghìn.”
Xung quanh bệnh viện Bạch Mai có rất nhiều hàng quán phục vụ các nhu cầu từ ăn uống, sinh hoạt cho đến các vật dụng cần thiết của bệnh nhân và người nhà.
Các hàng quán thi nhau tăng giá các mặt hàng lên lên khá cao để trục lợi. Những quán phục vụ ăn uống là đông khách hàng nhất. Và chủ của những quán này cứ tự động nâng giá.
Anh Phạm Văn Chiến, quê ở Ninh Bình đưa vợ lên khám bệnh, ngậm ngùi: “Chả hiểu ở đây họ tính giá kiểu gì mà đắt thế, chỉ cách bệnh viện có hơn trăm mét, bát phở 15 nghìn thì ở đây họ lấy những 30 nghìn mà chất lượng cũng không thể bằng được.”
Ngay cả bên trong bệnh viện, giá cả các mặt hàng cũng đắt đỏ không kém. Chị Xuân ở Bắc Ninh có chồng nằm viện hơn một tháng kể: "Mua hàng ở bên trong bệnh viện cái gì cũng phải đặt gấp rưỡi. Như một túi sữa Ba Vì, bình thường chỉ 4 nghìn nhưng ở đây toàn lấy 6 nghìn. Đó là chưa kể những mặt hàng có giá cả cao hơn."
Trong Bệnh viện Bạch Mai có dịch vụ cung cấp cơm hộp cho bệnh nhân và người nhà, nhưng không mấy người thiết tha với dịch vụ này bởi lẽ "giá cả chẳng kém gì bên ngoài mà đôi khi toàn phải ăn đồ nguội. Người khỏe đã khó ăn, người ốm sao mà nuốt nổi," một bệnh nhân ở khoa Nội tiết tâm sự.
Dịch vụ điện thoại cũng là một nơi “chặt chém” khách khá mạnh tay. Khuôn mặt thất thần, cô Cúc ở Hưng Yên kể: “Vào gọi điện về nhà chưa đầy 5 phút mà ở đây tính những 40 nghìn đồng. Không hiểu họ lấy giá kiểu gì nữa…”
Chuyện “chặt chém” ở các bệnh viện là vấn nạn chung nhưng ở bệnh viện Bạch Mai, do có khối lượng bệnh nhân ngoại tỉnh rất đông nên tình trạng “bóp chẹt” dường như diễn ra nhiều hơn cả.
Bệnh viện này luôn có tới hàng ngàn bệnh nhân khám và điều trị, vì thế nhu cầu về những dịch vụ như ăn uống, cung cấp đồ dùng… luôn luôn bức thiết. Biết là mua đắt nhưng các bệnh nhân và người nhà vẫn phải chấp nhận vì không còn cách nào khác.
Trong bệnh viện cũng có hẳn một siêu thị loại nhỏ để phục vụ nhu cầu của bệnh nhân, tuy nhiên giá cả hàng hóa ở đây cũng không “dễ chịu” chút nào. Anh Tiến, chăm sóc bố tại Khoa Thần kinh phàn nàn: “Cứ nghĩ là mua ở siêu thị sẽ rẻ hơn so với những hàng quán xung quanh nhưng nhiều thứ giá còn cao hơn cả bên ngoài.”
Chính vì giá ở cả ở siêu thị không khác ngoài là bao nhiêu, thậm chí là đắt hơn nên có khá ít bệnh nhân và người thân vào đây mua hàng. Chị Thư, có con điều trị tại Khoa Tiêu hóa cho biết: “Ra ngoài mua có khi mặc cả còn đỡ hơn...”
Nở rộ “cò” quần áo và thẻ ra vào
Bệnh viện Bạch Mai quy định phải có quần áo và thẻ người nhà bệnh nhân mới được vào khu chăm sóc. Và nạn “cò” quần áo và thẻ để vào thăm bệnh nhân đang hoạt động khá công khai tại đây.
Theo ghi nhận của phóng viên Vietnam+, mỗi lần thuê bộ quần áo và thẻ hết 30 nghìn đồng và phải đặt cọc 200-250 nghìn đồng/bộ. Do tâm lý muốn nhanh chóng nên rất nhiều người đã chấp nhận sử dụng dịch vụ này để có thể vào thăm người nhà bất kỳ thời điểm nào.
Anh Đỗ Xuân Lâm, ở Hà Nội, vừa thay quần áo để vào thăm người nhà vừa nói: “Mất có 30 nghìn nhưng tiện thời gian cho mình nên cũng đành chấp nhận. Ngày nào đến đúng thời gian vào thăm theo quy định thì thôi, chứ nếu vào những lúc bệnh viện không cho vào thì thuê áo là biện pháp tối ưu nhất.”
Có hai cách để những tay “cò” có quần áo và thẻ cho thuê. Thứ nhất là đi thuê với giá rẻ của những người chăm sóc bệnh nhân, cách thứ hai là làm giả. Những bộ quần áo của cò khi làm giả nhìn rất giống bộ của bệnh viện phát nên lực lượng bảo vệ rất khó phát hiện.
Khi quan sát thấy có người muốn vào thăm bệnh nhân mà không có quần áo, lập tức những tay “cò” sẽ ra mời chào và hầu hết những người này phải chấp nhận thuê quần áo với cái giá cắt cổ. Một tay cò tại đây cho biết: “Ngày nào ít nhất cũng có chục người thuê, hôm nào 'son' thì phải trên hai chục lượt.”
Anh Tuấn, nhân viên bảo vệ tại bệnh viện, cho biết: “Do số lượng người ra vào rất đông, nếu kiểm tra kỹ càng từng người sẽ mất thời gian. Chỉ cần mặc quần áo vàng rồi đeo thẻ là chúng tôi cho vào.”
Cũng theo anh Tuấn thì: “Xử lý những tay 'cò' quần áo này khá khó bởi lẽ người dân đồng tình và do lượt người ra vào quá nhiều nên không biết ai mà dò hỏi”./.
Ngọc Cương (Vietnam+)