Châu Phi đã vượt ngưỡng 500 triệu người sử dụng điện thoại di động vào cuối năm 2010, chiếm 10% so với thế giới. Thị trường châu Phi tiếp tục tạo ra những cơ hội thật sự cho các nhà đầu tư.
Nếu như ở thị trường Bắc Phi, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động lên tới 90%, thì ở khu vực cận sa mạc Sahara, con số này cũng dao động trong khoảng từ 30% đến 40%. Trong 9 tháng đầu của nam 2010, lục địa đen được xem như là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào khoảng 18%.
Hệ thống cáp quang dưới biển được mở rộng trong 2 năm qua đã giúp tăng khả năng kết nối của châu Phi và đem lại những cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ dữ liệu.
Đến năm 2015, châu Phi sẽ có 265 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao qua mạng di động, chiếm 31% tổng số thuê bao di động, sẽ lên tới 842 triệu người. Một sự tăng trưởng ấn tượng khi so sánh với chỉ 12 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao qua mạng di động trong năm 2010. Đối với dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại di động, sẽ có 360 triệu người sử dụng dịch vụ này vào năm 2014.
Tiềm năng của thị trường châu Phi đã thu hút hàng loạt các nhà cung cấp dịch di động lớn trên thế giới. Nigeria được xem như là thị trường quan trọng nhất của châu Phi, chiếm 16% thị phần điện thoại di động, tiếp theo là Ai Cập và Nam Phi.
Tiềm năng thật sự của khu vực Bắc Phi là thị trường điện thoại thông minh - smartphone. Theo ước tính, tỷ lệ chuyển từ sử dụng điện thoại di động bình thường sang điện thoại di động thông minh sẽ lên tới 45% vào năm 2015.
Lý do rất đơn giản, điện thoại 3G không còn được thiết kế như một sản phẩm xa xỉ nữa. Loại điện thoại này đã được phổ cập ở Tunisia, Morrocco và Algeria. Smartphone cũng rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Đông.
Hơn nữa, giá của các loại điện thoại này cũng giảm mạnh tại những thị trường trên. Một lý do nữa trùng khớp với những dự báo trên là các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng thu được thu được nhiều lợi nhuận từ dịch vụ dữ liệu. Với chiến lược này, các nàh cung cấp dịch vụ và các công ty sản xuất điện thoại 3G đã bắt tay nhau với mục đích thu lợi lớn hơn từ thị trường tiềm năng này.
Năm 2010, tập đoàn Huawei, nhà sản xuất và cung cấp giải pháp truyền thông hàng đầu của Trung Quốc và thế giới đã kết hợp với tập đoàn khổng lồ Google (Mỹ) đã sản xuất dòng smartphone Ideos. Được tung ra thị trường các nước như Kenya, Nam Phi, Uganda và Angola, cũng như tại các nước nói tiếng Pháp, kinh doanh dòng điện thoại này sẽ là một giai đoạn mới cho sự phát triển của tập đoàn Huawei tại châu Phi.
Với việc sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ cho thị trường, Huawei có tham vọng chiếm lĩnh thị trường tại các nước mới nổi.
Có mặt tại châu Phi từ năm 2007, tập đoàn ZTE, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc đã đầu tư lớn vào dòng smartphone. Bên cạnh dòng điện thoại di động bình dân giá 12 USD, tập đoàn này cũng tung ra thị trường điện thoại 3G với giá bán 150 USD/chiếc sử dụng hệ thống Android, kết nối wifi, sử dụng thẻ nhớ và có gắn camera 3 triệu ảnh điểm tại thị trường châu Phi./.
Nếu như ở thị trường Bắc Phi, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động lên tới 90%, thì ở khu vực cận sa mạc Sahara, con số này cũng dao động trong khoảng từ 30% đến 40%. Trong 9 tháng đầu của nam 2010, lục địa đen được xem như là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào khoảng 18%.
Hệ thống cáp quang dưới biển được mở rộng trong 2 năm qua đã giúp tăng khả năng kết nối của châu Phi và đem lại những cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ dữ liệu.
Đến năm 2015, châu Phi sẽ có 265 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao qua mạng di động, chiếm 31% tổng số thuê bao di động, sẽ lên tới 842 triệu người. Một sự tăng trưởng ấn tượng khi so sánh với chỉ 12 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao qua mạng di động trong năm 2010. Đối với dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại di động, sẽ có 360 triệu người sử dụng dịch vụ này vào năm 2014.
Tiềm năng của thị trường châu Phi đã thu hút hàng loạt các nhà cung cấp dịch di động lớn trên thế giới. Nigeria được xem như là thị trường quan trọng nhất của châu Phi, chiếm 16% thị phần điện thoại di động, tiếp theo là Ai Cập và Nam Phi.
Tiềm năng thật sự của khu vực Bắc Phi là thị trường điện thoại thông minh - smartphone. Theo ước tính, tỷ lệ chuyển từ sử dụng điện thoại di động bình thường sang điện thoại di động thông minh sẽ lên tới 45% vào năm 2015.
Lý do rất đơn giản, điện thoại 3G không còn được thiết kế như một sản phẩm xa xỉ nữa. Loại điện thoại này đã được phổ cập ở Tunisia, Morrocco và Algeria. Smartphone cũng rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Đông.
Hơn nữa, giá của các loại điện thoại này cũng giảm mạnh tại những thị trường trên. Một lý do nữa trùng khớp với những dự báo trên là các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng thu được thu được nhiều lợi nhuận từ dịch vụ dữ liệu. Với chiến lược này, các nàh cung cấp dịch vụ và các công ty sản xuất điện thoại 3G đã bắt tay nhau với mục đích thu lợi lớn hơn từ thị trường tiềm năng này.
Năm 2010, tập đoàn Huawei, nhà sản xuất và cung cấp giải pháp truyền thông hàng đầu của Trung Quốc và thế giới đã kết hợp với tập đoàn khổng lồ Google (Mỹ) đã sản xuất dòng smartphone Ideos. Được tung ra thị trường các nước như Kenya, Nam Phi, Uganda và Angola, cũng như tại các nước nói tiếng Pháp, kinh doanh dòng điện thoại này sẽ là một giai đoạn mới cho sự phát triển của tập đoàn Huawei tại châu Phi.
Với việc sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ cho thị trường, Huawei có tham vọng chiếm lĩnh thị trường tại các nước mới nổi.
Có mặt tại châu Phi từ năm 2007, tập đoàn ZTE, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc đã đầu tư lớn vào dòng smartphone. Bên cạnh dòng điện thoại di động bình dân giá 12 USD, tập đoàn này cũng tung ra thị trường điện thoại 3G với giá bán 150 USD/chiếc sử dụng hệ thống Android, kết nối wifi, sử dụng thẻ nhớ và có gắn camera 3 triệu ảnh điểm tại thị trường châu Phi./.
Thanh Bình (Vietnam+)