Sau phần thi nhân trắc học chiều 1/11, sáng nay 2/11, 51 thí sinh của 12 dân tộc lọt vào vòng Bán kết cuộc thi “Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ II-2011” khu vực phía Bắc đã tham gia phần thi ứng xử tại Trung tâm phát triển Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội). Trong phần thi này, mỗi thí sinh có hai phút để thể hiện khả năng ứng xử của mình và các thí sinh đến từ dân tộc Giáy, Sán Chay, Hoa, Tày, Mường, Thái… đã có dịp thể hiện những nét đặc sắc của bản sắc văn hóa qua những bộ trang phục, những điệu xòe, điệu hát then, điệu sình ca… Nơi văn hóa các dân tộc cùng tỏa sáng Thí sính số 01 Đỗ Ngọc Anh, hiện là Cán bộ điều tra tội phạm ma túy Công an Quận Đống Đa, Hà Nội nhận được câu hỏi của giám khảo, nghệ sĩ nhân dân Lan Hương: “Em hiểu thế nào về câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Trả lời khá tự tin, Ngọc Anh khẳng định, câu ca dao này để nói về tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em, tuy mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa riêng, nhưng cùng là con dân của đất nước Việt Nam, nên sẽ cùng chung tay phát triển đất nước Việt Nam, đúng như như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” Thí sinh Sầm Xuân Ngọc Ánh, dân tộc Sán Chay (SBD 04) lại chinh phục khán giả bằng điệu sình ca đặc sắc của dân tộc mình. Ngọc Ánh nói: “Hát sình ca bắt nguồn từ câu chuyện về người con gái xinh đẹp, hát hay, nhưng lại có nhiều trắc trở trong cuộc sống, nên đã gửi gắm nỗi lòng vào những lời ca, những lời ca ngọt ngào, đi vào lòng người. Sau đó người dân đã lưu lại và hát theo những lời hát của làng, trở thành điệu sình ca. Điệu hát này hiện vẫn luôn có mặt trong những lễ hội của dân tộc Sán Chay.”…
Các thí sinh lọt vào vòng Bán kết khu vực phía Bắc - Ảnh: BTC
Rất nhiều thí sinh đã chọn cách thể hiện những làn điệu dân ca đặc trưng của dân tộc mình để tôn vinh những nét văn hoá của mảnh đất nơi các cô đã sinh ra và lớn lên, cũng như khẳng định ý thức bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Diệp Hà (SBD 13), dân tộc Thái, đến từ Sơn La lại thể hiện một làn điệu xòe trên sân khấu: “Điệu xòe, điệu xòe có từ bao giờ, mà vẫn mê say như thuở nào?… Chân đi ngập ngừng mà tim bối rối…” Diệp Hà tâm sự, em rất tự hào về dân tộc Thái của mình, và em quyết tâm sẽ động viên gia đình và những người xung quanh làm theo những chính sách của Nhà nước về bảo tồn văn hóa dân tộc mình, giữ gìn những truyền thống của quê hương mình, và đặc biệt phải biết nói tiếng dân tộc mình! Độc đáo và nổi bật nhất có lẽ là cặp chị em sinh đôi Trần Nữ Vương Linh và Trần Nữ Thạch Linh đến từ Hà Nội (SBD 27, SBD 29). Trần Nữ Vương Linh nhận được câu hỏi về lý do phải bảo tồn văn hóa dân tộc. Cô gái gốc Huế đã chinh phục ban giám khảo bằng câu trả lời khá thông minh: “Văn hóa của một quốc gia quan trọng như tâm hồn của mỗi con người! Nếu con người đó không còn tâm hồn thì giống như một cơ thể mất đi sức sống, không còn tồn tại.” Còn Trần Nữ Thạch Linh, với câu hỏi về chiếc áo dài của Việt Nam, đã thể hiện rất hay ca khúc “Một thoáng quê hương.” Trả lời câu hỏi của Hoa hậu Diệu Hương rằng liệu em muốn em hay chị gái lọt vào vòng chung kết, Thạch Linh đã nói: “Khi biết cả hai chị em cùng lọt vào vòng bán kết, bạn bè có nói rằng hai chị em giờ đã là hai đối thủ. Nhưng em vẫn luôn nghĩ hai chị em là bạn đồng hành với nhau, bởi chúng em đã đồng hành từ trong bụng mẹ tới bây giờ.”
Mỗi "bông hoa" là một đại sứ Ban giám khảo cũng mang tới cơ hội cho thí sinh được giới thiệu về trang phục dân tộc mình. Thí sinh Hoàng Thị Hiền (SBD 16), dân tộc Dao, chinh phục khán giả bằng bộ trang phục rất cầu kỳ và đặc sắc. Hiền cho biết, bộ trang phục của dân tộc Dao gồm quần dài và áo, thân áo màu đỏ, trên đầu quấn khăn và trang điểm cầu kỳ cho khuôn mặt của người con gái trước khi lấy chồng. Mùng Thùy Linh (SBD 28), dân tộc Lô Lô lại có cách thể hiện trang phục dân tộc rất đặc sắc. Là nhánh Lô Lô đen nhưng Thùy Linh lại quyết định chọn bộ trang phục của nhánh Lô Lô hoa để thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các nhánh Lô Lô với nhau, không có sự phân biệt. Cô cũng thể hiện động tác sàng sảy của dân tộc Lô Lô trên sân khấu. Còn Lê Thị Như Quỳnh (SBD 42), dân tộc Mường đến từ Thanh Hoa đã khẳng định, cùng là dân tộc Mường, nhưng bộ trang phục dân tộc của người Mường ở quê Quỳnh rất khác biệt với người Mường ở các nơi khác ở chi tiết hoa văn rất riêng. Những hoa văn này tượng trưng cho sự giàu sang, ví như hình thêu rồng trên thắt lưng… 51 thí sinh đã trải qua phần thi trong suốt buổi sáng và đều được ban giám khảo đánh giá là đã thể hiện được trí tuệ cũng như khả năng ứng xử của mình. Giám khảo, nhà thiết kế Hà Linh Thư cho biết: “Tôi rất bất ngờ trước sự trong sáng, chân thành của các em. Các thí sinh đã thực sự là những ‘đại sứ’ của dân tộc mình, làm cho mọi người hiểu biết nhiều hơn về văn hóa của các dân tộc.” Về phần thi ứng xử vừa diễn ra, Trưởng ban tổ chức, Tiến sĩ, Hoa hậu Đoàn Thị Kim Hồng khẳng định: “Các thành viên ban giám khảo đã làm việc công minh để chọn ra những gương mặt xuất sắc, vừa tài vừa sắc để tham gia vòng chung kết. Qua phần thi ứng xử hôm nay, 51 thí sinh đến từ 12 dân tộc đều rất đẹp, hồn nhiên, mộc mạc, dễ thương.” Tuy nhiên, bà Kim Hồng cũng cho rằng các thí sinh cần rèn luyện để trau dồi kiến thức hơn nữa để xứng đáng là những “đại sứ” giới thiệu về văn hóa, truyền thống của dân tộc cũng như những nét đặc sắc của du lịch của quê hương mình.
Mỗi "bông hoa" là một đại sứ Ban giám khảo cũng mang tới cơ hội cho thí sinh được giới thiệu về trang phục dân tộc mình. Thí sinh Hoàng Thị Hiền (SBD 16), dân tộc Dao, chinh phục khán giả bằng bộ trang phục rất cầu kỳ và đặc sắc. Hiền cho biết, bộ trang phục của dân tộc Dao gồm quần dài và áo, thân áo màu đỏ, trên đầu quấn khăn và trang điểm cầu kỳ cho khuôn mặt của người con gái trước khi lấy chồng. Mùng Thùy Linh (SBD 28), dân tộc Lô Lô lại có cách thể hiện trang phục dân tộc rất đặc sắc. Là nhánh Lô Lô đen nhưng Thùy Linh lại quyết định chọn bộ trang phục của nhánh Lô Lô hoa để thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các nhánh Lô Lô với nhau, không có sự phân biệt. Cô cũng thể hiện động tác sàng sảy của dân tộc Lô Lô trên sân khấu. Còn Lê Thị Như Quỳnh (SBD 42), dân tộc Mường đến từ Thanh Hoa đã khẳng định, cùng là dân tộc Mường, nhưng bộ trang phục dân tộc của người Mường ở quê Quỳnh rất khác biệt với người Mường ở các nơi khác ở chi tiết hoa văn rất riêng. Những hoa văn này tượng trưng cho sự giàu sang, ví như hình thêu rồng trên thắt lưng… 51 thí sinh đã trải qua phần thi trong suốt buổi sáng và đều được ban giám khảo đánh giá là đã thể hiện được trí tuệ cũng như khả năng ứng xử của mình. Giám khảo, nhà thiết kế Hà Linh Thư cho biết: “Tôi rất bất ngờ trước sự trong sáng, chân thành của các em. Các thí sinh đã thực sự là những ‘đại sứ’ của dân tộc mình, làm cho mọi người hiểu biết nhiều hơn về văn hóa của các dân tộc.” Về phần thi ứng xử vừa diễn ra, Trưởng ban tổ chức, Tiến sĩ, Hoa hậu Đoàn Thị Kim Hồng khẳng định: “Các thành viên ban giám khảo đã làm việc công minh để chọn ra những gương mặt xuất sắc, vừa tài vừa sắc để tham gia vòng chung kết. Qua phần thi ứng xử hôm nay, 51 thí sinh đến từ 12 dân tộc đều rất đẹp, hồn nhiên, mộc mạc, dễ thương.” Tuy nhiên, bà Kim Hồng cũng cho rằng các thí sinh cần rèn luyện để trau dồi kiến thức hơn nữa để xứng đáng là những “đại sứ” giới thiệu về văn hóa, truyền thống của dân tộc cũng như những nét đặc sắc của du lịch của quê hương mình.
Ban tổ chức và các thí sinh cùng bầu chọn cho Vịnh Hạ Long - Ảnh: BTC
Đặc biệt, kết thúc phần thi Ứng xử, Ban tổ chức và toàn thể các thí sinh đã cùng tham gia bầu chọn cho Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới./.
Xuân Mai (Vietnam+)