Theo đánh giá của một số công ty nghiên cứu bất động sản tại Việt Nam, thị trường bán lẻ và văn phòng cho thuê của Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thậm chí có nguy cơ "vỡ trận."
Đại diện của Công ty Savills Việt Nam cho biết trong quý 3 này, sẽ có bốn trung tâm thương mại và siêu thị lớn trên địa bàn thủ đô phải đóng cửa để tái cơ cấu hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động. Đó là Trung tâm Thương mại Hàng Da Galleria và ba siêu thị điện máy tại Ba Đình, Hà Đông và Đống Đa.
Đáng chú ý, nhiều trung tâm thương mại nằm ở những vị trí đặc địa cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chẳng hạn, sau hai năm hoạt động, Grand Plaza đã phải đóng cửa vì ế ẩm, chủ đầu tư và khách thuê không thống nhất được giá và các loại phí dịch vụ, trong khi Mipec Mall vừa tái cơ cấu lần hai khi cho nhà bán lẻ Lotte Mart (Hàn Quốc) thuê toàn bộ diện tích bốn sàn thương mại với khoảng 20.000m2.
Trung tâm Thương mại Cửa Nam vắng khách thuê; Trung tâm Thương mại chợ Mơ tiếp tục lùi ngày khai trương. Riêng Ciputra Hanoi Mall, mặc dù được khởi công từ cuối năm 2010 nhưng kể từ khi hoàn thành phần hầm móng đến nay, trung tâm thương mại này vẫn trong tình trạng bỏ hoang.
Các chuyên gia nhận định thị trường bán lẻ tại Hà Nội sẽ càng khó khăn hơn khi sẽ có thêm 17 dự án đi vào hoạt động trong thời gian từ nay đến cuối năm, với tổng diện tích sàn gần 500.000m2. Ngay cuối tháng này, trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City sẽ chính thức đi vào hoạt động, với diện tích xây dựng tới gần 250.000m2.
Cùng chung "cảnh ngộ" như thị trường bán lẻ, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội cũng đang "bế tắc" do các khách hàng và chủ đầu tư không tìm được sự đồng thuận. Tình trạng chủ tòa nhà khó khăn về tài chính hoặc nợ xấu cần thanh toán với bên thứ ba đã bắt đầu lộ diện.
Đại diện Công ty Cushman và Wakefield tại Việt Nam cho biết lựa chọn tòa nhà nào để thuê là một quyết định quan trọng bởi mối quan hệ giữa chủ nhà và khách thuê thông thường sẽ kéo dài nhiều năm. Do đó, yêu cầu về văn phòng thuê của những tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam thường theo các tiêu chuẩn mang tính quốc tế.
Tuy nhiên, điều này đối với các chủ đầu tư ở Việt Nam nhiều khi không thể đáp ứng được cả về điều kiện hạ tầng cũng như tình hình tài chính.
Cũng theo phân tích của Công ty Cushman và Wakefield, tại các khu đô thị mới phía Tây thành phố, mặc dù sắp tới có nhiều tòa nhà văn phòng đi vào hoạt động với mức giá thuê rẻ hơn so với khu vực trung tâm song vẫn chưa thực sự hấp dẫn khách hàng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đang cân nhắc kỹ việc di chuyển địa điểm, xác định mức độ ảnh hưởng, đặc biệt là khả năng thu hút khách hàng.
Qua khảo sát tại hai quận trung tâm là Đống Đa và Ba Đình, hiện nay mức giá thuê văn phòng thấp hơn so với quận Hoàn Kiếm. Tổng diện tích văn phòng cho thuê hạng A và B tại hai quận này vào khoảng 227.000 m2.
Với điều kiện về hạ tầng và giao thông thuận lợi, thị trường văn phòng khu vực này được kỳ vọng tiếp tục giữ ổn định.
Mặc dù vậy, thị trường bất động sản ở Hà Nội vẫn có một số điểm sáng. Bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Công ty Savills Việt Nam, cho rằng đó là phân khúc căn hộ bình dân. Nhiều khách hàng vẫn xem nhà đất là kênh đầu tư dài hạn và an toàn, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất huy động về mức 7%/năm.
Tại Hà Nội, tổng nguồn cung sơ cấp quý 2/2013 đạt 11.700 căn, tăng 7% so với quý trước, trong đó hạng C (phân khúc bình dân) tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất toàn thị trường với 74%.
Hai địa bàn Hà Đông và Từ Liêm vẫn góp nguồn cung chính khi chiếm tới 51% thị phần. Hiện nay, thị trường đang "khát" các căn hộ chung cư dưới 15 triệu đồng/m2.
Nhận định về gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ, các công ty nghiên cứu bất động sản cho rằng vẫn còn nhiều "rào cản" về thủ tục nên khó có thể tác động được đến khả năng tiêu thụ của thị trường./.
Đại diện của Công ty Savills Việt Nam cho biết trong quý 3 này, sẽ có bốn trung tâm thương mại và siêu thị lớn trên địa bàn thủ đô phải đóng cửa để tái cơ cấu hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động. Đó là Trung tâm Thương mại Hàng Da Galleria và ba siêu thị điện máy tại Ba Đình, Hà Đông và Đống Đa.
Đáng chú ý, nhiều trung tâm thương mại nằm ở những vị trí đặc địa cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chẳng hạn, sau hai năm hoạt động, Grand Plaza đã phải đóng cửa vì ế ẩm, chủ đầu tư và khách thuê không thống nhất được giá và các loại phí dịch vụ, trong khi Mipec Mall vừa tái cơ cấu lần hai khi cho nhà bán lẻ Lotte Mart (Hàn Quốc) thuê toàn bộ diện tích bốn sàn thương mại với khoảng 20.000m2.
Trung tâm Thương mại Cửa Nam vắng khách thuê; Trung tâm Thương mại chợ Mơ tiếp tục lùi ngày khai trương. Riêng Ciputra Hanoi Mall, mặc dù được khởi công từ cuối năm 2010 nhưng kể từ khi hoàn thành phần hầm móng đến nay, trung tâm thương mại này vẫn trong tình trạng bỏ hoang.
Các chuyên gia nhận định thị trường bán lẻ tại Hà Nội sẽ càng khó khăn hơn khi sẽ có thêm 17 dự án đi vào hoạt động trong thời gian từ nay đến cuối năm, với tổng diện tích sàn gần 500.000m2. Ngay cuối tháng này, trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City sẽ chính thức đi vào hoạt động, với diện tích xây dựng tới gần 250.000m2.
Cùng chung "cảnh ngộ" như thị trường bán lẻ, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội cũng đang "bế tắc" do các khách hàng và chủ đầu tư không tìm được sự đồng thuận. Tình trạng chủ tòa nhà khó khăn về tài chính hoặc nợ xấu cần thanh toán với bên thứ ba đã bắt đầu lộ diện.
Đại diện Công ty Cushman và Wakefield tại Việt Nam cho biết lựa chọn tòa nhà nào để thuê là một quyết định quan trọng bởi mối quan hệ giữa chủ nhà và khách thuê thông thường sẽ kéo dài nhiều năm. Do đó, yêu cầu về văn phòng thuê của những tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam thường theo các tiêu chuẩn mang tính quốc tế.
Tuy nhiên, điều này đối với các chủ đầu tư ở Việt Nam nhiều khi không thể đáp ứng được cả về điều kiện hạ tầng cũng như tình hình tài chính.
Cũng theo phân tích của Công ty Cushman và Wakefield, tại các khu đô thị mới phía Tây thành phố, mặc dù sắp tới có nhiều tòa nhà văn phòng đi vào hoạt động với mức giá thuê rẻ hơn so với khu vực trung tâm song vẫn chưa thực sự hấp dẫn khách hàng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đang cân nhắc kỹ việc di chuyển địa điểm, xác định mức độ ảnh hưởng, đặc biệt là khả năng thu hút khách hàng.
Qua khảo sát tại hai quận trung tâm là Đống Đa và Ba Đình, hiện nay mức giá thuê văn phòng thấp hơn so với quận Hoàn Kiếm. Tổng diện tích văn phòng cho thuê hạng A và B tại hai quận này vào khoảng 227.000 m2.
Với điều kiện về hạ tầng và giao thông thuận lợi, thị trường văn phòng khu vực này được kỳ vọng tiếp tục giữ ổn định.
Mặc dù vậy, thị trường bất động sản ở Hà Nội vẫn có một số điểm sáng. Bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Công ty Savills Việt Nam, cho rằng đó là phân khúc căn hộ bình dân. Nhiều khách hàng vẫn xem nhà đất là kênh đầu tư dài hạn và an toàn, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất huy động về mức 7%/năm.
Tại Hà Nội, tổng nguồn cung sơ cấp quý 2/2013 đạt 11.700 căn, tăng 7% so với quý trước, trong đó hạng C (phân khúc bình dân) tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất toàn thị trường với 74%.
Hai địa bàn Hà Đông và Từ Liêm vẫn góp nguồn cung chính khi chiếm tới 51% thị phần. Hiện nay, thị trường đang "khát" các căn hộ chung cư dưới 15 triệu đồng/m2.
Nhận định về gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ, các công ty nghiên cứu bất động sản cho rằng vẫn còn nhiều "rào cản" về thủ tục nên khó có thể tác động được đến khả năng tiêu thụ của thị trường./.
Minh Nghĩa (TTXVN)