Giới bất động sản kỳ vọng có sự tăng trưởng vào những tháng cuối năm, nhưng nguồn cung dồi dào, tiền tệ bị thắt chặt, cùng với tác động của các nghị định về mua bán nhà ở mới ban hành khiến thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh khó có sự đột biến.
Chưa bao giờ, thị trường căn hộ lại dồi dào như hiện nay.
Theo Savills Việt Nam, hiện có khoảng 14.300 căn hộ bán ra trong thị trường sơ cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay. Việc hàng loạt dự án ra đời với hàng chục nghìn căn hộ trong bối cảnh thị trường ảm đạm đã dẫn đến những cuộc chạy đua khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Giao dịch căn hộ cao cấp của các doanh nghiệp chuyên về môi giới như Vinaland, Sacomreal trong vài tuần trở lại đây không có biến động. Các dự án căn hộ cao cấp ở quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh... lượng giao dịch rất ít.
Hiện tại, không nhiều sàn giao dịch muốn lấy sản phẩm căn hộ cao cấp về để bán vì đầu ra rất khó. Để phân khúc căn hộ cao cấp đang ế thừa và liên tục giảm giá có thể "tan băng," các website mua bán, rao vặt về bất động sản đang tung ra các chiêu thức khuyến mại giảm giá bán kèm theo các ưu đãi khác của chủ đầu tư.
Ngay cả thị trường được đánh giá là có tính thanh khoản ổn định nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh là đất nền, sau những đợt giá tăng nhẹ đã trở lại im ắng.
Hiện nay, các sàn giao dịch bất động sản gặp khó khăn trong việc tìm khách hàng.
Theo thông tin từ các sàn giao dịch bất động sản, các dự án đất nền có mãi lực giảm 50-60% so với năm 2007 và không có dấu hiệu hồi phục.
Theo nghiên cứu của Công ty Vinaland, trong tháng Tám, mức độ tăng giá của thị trường đất nền so với tháng trước là bằng 0. Trong số 10 dự án đất nền tại quận 9, thì cả 10 dự án đều đứng giá, trong khi khu vực quận 2, dự án tăng cao nhất chỉ 0,7%.
Tương tự, toàn bộ dự án đất nền tại khu vực quận 7 đều có mức độ tăng giá là 0%. Nguyên nhân khiến thị trường đất nền không còn sôi động là do những sản phẩm đất nền hiện nay đã quá cũ, qua tay nhiều người, không còn khả năng sinh lời.
Hiện nay, giao dịch chủ yếu là mua để ở nhưng cũng rất ít, bởi giá và lãi suất quá cao. Việc thị trường bất động sản im ắng quá lâu làm cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nao núng. Không ít chủ đầu tư công bố hùng hồn rằng dự án bán rất tốt, nhưng sau khi rao bán đợt 2 lại bán dưới cả giá ban đầu.
Giới chuyên gia dự báo rằng nếu thị trường tiếp tục trầm lắng thì thị trường căn hộ cao cấp sẽ có đợt giảm giá.
Giám đốc một công ty địa ốc nhận định khó có đột biến nào cho thị trường nhà đất từ nay đến cuối năm vì có quá nhiều yếu tố về chính sách tạo nên những trở ngại.
Đặc biệt là Thông tư 13 do Ngân hàng Nhà nước ban hành, có hiệu lực từ 1/10/2010, sẽ tăng hệ số rủi ro từ 100% lên 250% đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản, đồng thời tăng hệ số an toàn vốn của các ngân hàng lên 9%. Đây được xem là rào cản mới đối với loại hình tín dụng này.
Bởi lẽ, theo các ngân hàng, nếu áp dụng đúng quy định tại Thông tư 13, thì sắp tới đây, các ngân hàng sẽ phải tiếp tục siết cho vay tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, ngay cả với đối tượng có nhu cầu về nhà ở. Trong khi việc mua bán nhà đất xưa nay chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng, thì với thông tư này, thị trường có nguy cơ đóng băng là điều khó tránh khỏi.
Những người có nhu cầu mua nhà để ở thực sự hay “lướt sóng” thì cũng khó được ngân hàng chấp nhận giải ngân.
Trong khi đó, Nghị định 71 dù được đánh giá là đã tạo ra cơ chế thoáng hơn đối với doanh nghiệp đầu tư bất động sản ở góc độ huy động vốn nhưng cũng "đẻ" ra không ít phiền hà.
Đơn cử, theo Thông tư hướng dẫn Nghị định 71, thì việc lập hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải thêm "phần công chứng."
Quy định này lại không cần thiết và rườm rà trong thủ tục hành chính, làm mất nhiều thời gian vì việc mua bán, chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai chỉ cần có văn bản xác nhận của chủ đầu tư và đóng thuế thu nhập cá nhân do cơ quan thuế xác nhận hoàn tất là đủ.
Tại các cuộc hội thảo về bất động sản gần đây, đa số doanh nghiệp và giới chuyên gia đều có nhận định chung rằng thị trường bất động sản thời gian qua gặp nhiều thử thách, các doanh nghiệp gặp khó khăn về huy động nguồn vốn cho đến tác động thắt chặt về chính sách thuế, tín dụng...
Nếu không được hỗ trợ và có giải pháp tháo gỡ, thị trường bất động sản khó khởi sắc và không ít doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ bị tác động./.
Chưa bao giờ, thị trường căn hộ lại dồi dào như hiện nay.
Theo Savills Việt Nam, hiện có khoảng 14.300 căn hộ bán ra trong thị trường sơ cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay. Việc hàng loạt dự án ra đời với hàng chục nghìn căn hộ trong bối cảnh thị trường ảm đạm đã dẫn đến những cuộc chạy đua khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Giao dịch căn hộ cao cấp của các doanh nghiệp chuyên về môi giới như Vinaland, Sacomreal trong vài tuần trở lại đây không có biến động. Các dự án căn hộ cao cấp ở quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh... lượng giao dịch rất ít.
Hiện tại, không nhiều sàn giao dịch muốn lấy sản phẩm căn hộ cao cấp về để bán vì đầu ra rất khó. Để phân khúc căn hộ cao cấp đang ế thừa và liên tục giảm giá có thể "tan băng," các website mua bán, rao vặt về bất động sản đang tung ra các chiêu thức khuyến mại giảm giá bán kèm theo các ưu đãi khác của chủ đầu tư.
Ngay cả thị trường được đánh giá là có tính thanh khoản ổn định nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh là đất nền, sau những đợt giá tăng nhẹ đã trở lại im ắng.
Hiện nay, các sàn giao dịch bất động sản gặp khó khăn trong việc tìm khách hàng.
Theo thông tin từ các sàn giao dịch bất động sản, các dự án đất nền có mãi lực giảm 50-60% so với năm 2007 và không có dấu hiệu hồi phục.
Theo nghiên cứu của Công ty Vinaland, trong tháng Tám, mức độ tăng giá của thị trường đất nền so với tháng trước là bằng 0. Trong số 10 dự án đất nền tại quận 9, thì cả 10 dự án đều đứng giá, trong khi khu vực quận 2, dự án tăng cao nhất chỉ 0,7%.
Tương tự, toàn bộ dự án đất nền tại khu vực quận 7 đều có mức độ tăng giá là 0%. Nguyên nhân khiến thị trường đất nền không còn sôi động là do những sản phẩm đất nền hiện nay đã quá cũ, qua tay nhiều người, không còn khả năng sinh lời.
Hiện nay, giao dịch chủ yếu là mua để ở nhưng cũng rất ít, bởi giá và lãi suất quá cao. Việc thị trường bất động sản im ắng quá lâu làm cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nao núng. Không ít chủ đầu tư công bố hùng hồn rằng dự án bán rất tốt, nhưng sau khi rao bán đợt 2 lại bán dưới cả giá ban đầu.
Giới chuyên gia dự báo rằng nếu thị trường tiếp tục trầm lắng thì thị trường căn hộ cao cấp sẽ có đợt giảm giá.
Giám đốc một công ty địa ốc nhận định khó có đột biến nào cho thị trường nhà đất từ nay đến cuối năm vì có quá nhiều yếu tố về chính sách tạo nên những trở ngại.
Đặc biệt là Thông tư 13 do Ngân hàng Nhà nước ban hành, có hiệu lực từ 1/10/2010, sẽ tăng hệ số rủi ro từ 100% lên 250% đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản, đồng thời tăng hệ số an toàn vốn của các ngân hàng lên 9%. Đây được xem là rào cản mới đối với loại hình tín dụng này.
Bởi lẽ, theo các ngân hàng, nếu áp dụng đúng quy định tại Thông tư 13, thì sắp tới đây, các ngân hàng sẽ phải tiếp tục siết cho vay tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, ngay cả với đối tượng có nhu cầu về nhà ở. Trong khi việc mua bán nhà đất xưa nay chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng, thì với thông tư này, thị trường có nguy cơ đóng băng là điều khó tránh khỏi.
Những người có nhu cầu mua nhà để ở thực sự hay “lướt sóng” thì cũng khó được ngân hàng chấp nhận giải ngân.
Trong khi đó, Nghị định 71 dù được đánh giá là đã tạo ra cơ chế thoáng hơn đối với doanh nghiệp đầu tư bất động sản ở góc độ huy động vốn nhưng cũng "đẻ" ra không ít phiền hà.
Đơn cử, theo Thông tư hướng dẫn Nghị định 71, thì việc lập hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải thêm "phần công chứng."
Quy định này lại không cần thiết và rườm rà trong thủ tục hành chính, làm mất nhiều thời gian vì việc mua bán, chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai chỉ cần có văn bản xác nhận của chủ đầu tư và đóng thuế thu nhập cá nhân do cơ quan thuế xác nhận hoàn tất là đủ.
Tại các cuộc hội thảo về bất động sản gần đây, đa số doanh nghiệp và giới chuyên gia đều có nhận định chung rằng thị trường bất động sản thời gian qua gặp nhiều thử thách, các doanh nghiệp gặp khó khăn về huy động nguồn vốn cho đến tác động thắt chặt về chính sách thuế, tín dụng...
Nếu không được hỗ trợ và có giải pháp tháo gỡ, thị trường bất động sản khó khởi sắc và không ít doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ bị tác động./.
Sĩ Dũng (Báo Tin Tức/Vietnam+)