Sau khi "loay hoay" lên xuống bất nhất vào đầu phiên, các thị trường chứng khoán châu Á đã nối bước xu hướng giảm điểm của Phố Wall để rồi đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 5/6.
Đáng chú ý là thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm mạnh và đồng USD đã lui xuống dưới ngưỡng 100 yen/USD, do bài phát biểu mới nhất về các kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng của Thủ tướng Shinzo Abe đã gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản "tụt" 518,89 điểm, tương đương 3,83%, xuống còn 13.014,87 điểm. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của chỉ số này kể từ đầu tháng 4/2013.
Sự "lao dốc" bất ngờ của Nikkei sau khi đi lên vào đầu phiên diễn ra ngay khi Thủ tướng Abe có bài phát biểu mới nhất về những kế hoạch nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Giới chuyen gia cho rằng các mục tiêu mà ông Abe đưa ra là thiếu thực tế, cụ thể như việc nâng thu nhập bình quân đầu người thêm 1/3 trong vòng 10 năm tới và bãi bỏ một số quy định.
Trong khi đó, tại thị trường Sydney (Australia), chỉ số S&P/ASX200 cũng hạ 65,6 điểm (1,34%), xuống còn 4.835,2 điểm; Chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 30,32 điểm (1,52%), xuống 1.959,19 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau đi xuống, do diễn biến ảm đạm tại thị trường chứng khoán Mỹ sau một loạt các số liệu kém lạc quan của nền kinh tế số một thế giới.
Bên cạnh đó, bài phát biểu gây thất vọng của Thủ tướng Nhật Bản về chiến lược thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng tác động tiêu cực tới thị trường cổ phiếu châu Á. Khép lại phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt giảm 1,49 điểm và 216,28 điểm (0,97%), xuống 2.270,93 điểm và 22.069,24 điểm.
Đêm trước (4/6), các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ vẫn không thoát khỏi xu hướng giảm điểm, mặc dù vẫn kiên cường đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần, sau khi Chính phủ Mỹ công bố số liệu mới nhất cho thấy thâm hụt thương mại của nước này gia tăng trong tháng 4/2013. Đây tiếp tục là một thông tin tiêu cực báo hiệu triển vọng tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 76,49 điểm, tương đương 0,50%, xuống còn 15.177,54 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 9,04 điểm (0,55%), xuống 1.631,38 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 20,11 điểm (0,58%), đóng cửa ở mức 3.445,26 điểm.
Những bài phát biểu mới đây của một vài quan chức thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn khiến những đồn đoán về thời điểm thể chế tài chính này bắt đầu rút lại chương trình mua trái phiếu tiếp tục lan rộng, dù cho hầu hết các nhà lãnh đạo Fed đều nhấn mạnh việc giảm bớt quy mô của chương trình mua trái phiếu phụ thuộc vào diễn biến tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Ngày 4/6, Chính phủ Mỹ vừa công bố một loạt số liệu thương mại quan trọng trong tháng 4/2013, qua đó cho thấy thâm hụt thương mại của nước này đã leo lên mức 40,3 tỷ USD, cao hơn 3,2 tỷ USD so với tháng 3/2013, do nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng mạnh, bất chấp kim ngạch nhập khẩu dầu mỏ đã giảm đáng kể.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại đảo chiều lên điểm, nhờ đà tăng giá cổ phiếu của các hãng sản xuất vi mạch, sau khi công ty STMicroelectronics tỏ ý tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của hoạt động sản xuất mặt hàng này.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,51%, lên 6.558,58 điểm. Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 0,1%, lên 3.925,83 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến thêm 0,12%, chốt ở mức 8.295,96 điểm./.
Đáng chú ý là thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm mạnh và đồng USD đã lui xuống dưới ngưỡng 100 yen/USD, do bài phát biểu mới nhất về các kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng của Thủ tướng Shinzo Abe đã gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản "tụt" 518,89 điểm, tương đương 3,83%, xuống còn 13.014,87 điểm. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của chỉ số này kể từ đầu tháng 4/2013.
Sự "lao dốc" bất ngờ của Nikkei sau khi đi lên vào đầu phiên diễn ra ngay khi Thủ tướng Abe có bài phát biểu mới nhất về những kế hoạch nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Giới chuyen gia cho rằng các mục tiêu mà ông Abe đưa ra là thiếu thực tế, cụ thể như việc nâng thu nhập bình quân đầu người thêm 1/3 trong vòng 10 năm tới và bãi bỏ một số quy định.
Trong khi đó, tại thị trường Sydney (Australia), chỉ số S&P/ASX200 cũng hạ 65,6 điểm (1,34%), xuống còn 4.835,2 điểm; Chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 30,32 điểm (1,52%), xuống 1.959,19 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau đi xuống, do diễn biến ảm đạm tại thị trường chứng khoán Mỹ sau một loạt các số liệu kém lạc quan của nền kinh tế số một thế giới.
Bên cạnh đó, bài phát biểu gây thất vọng của Thủ tướng Nhật Bản về chiến lược thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng tác động tiêu cực tới thị trường cổ phiếu châu Á. Khép lại phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt giảm 1,49 điểm và 216,28 điểm (0,97%), xuống 2.270,93 điểm và 22.069,24 điểm.
Đêm trước (4/6), các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ vẫn không thoát khỏi xu hướng giảm điểm, mặc dù vẫn kiên cường đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần, sau khi Chính phủ Mỹ công bố số liệu mới nhất cho thấy thâm hụt thương mại của nước này gia tăng trong tháng 4/2013. Đây tiếp tục là một thông tin tiêu cực báo hiệu triển vọng tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 76,49 điểm, tương đương 0,50%, xuống còn 15.177,54 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 9,04 điểm (0,55%), xuống 1.631,38 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 20,11 điểm (0,58%), đóng cửa ở mức 3.445,26 điểm.
Những bài phát biểu mới đây của một vài quan chức thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn khiến những đồn đoán về thời điểm thể chế tài chính này bắt đầu rút lại chương trình mua trái phiếu tiếp tục lan rộng, dù cho hầu hết các nhà lãnh đạo Fed đều nhấn mạnh việc giảm bớt quy mô của chương trình mua trái phiếu phụ thuộc vào diễn biến tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Ngày 4/6, Chính phủ Mỹ vừa công bố một loạt số liệu thương mại quan trọng trong tháng 4/2013, qua đó cho thấy thâm hụt thương mại của nước này đã leo lên mức 40,3 tỷ USD, cao hơn 3,2 tỷ USD so với tháng 3/2013, do nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng mạnh, bất chấp kim ngạch nhập khẩu dầu mỏ đã giảm đáng kể.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại đảo chiều lên điểm, nhờ đà tăng giá cổ phiếu của các hãng sản xuất vi mạch, sau khi công ty STMicroelectronics tỏ ý tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của hoạt động sản xuất mặt hàng này.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,51%, lên 6.558,58 điểm. Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 0,1%, lên 3.925,83 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tiến thêm 0,12%, chốt ở mức 8.295,96 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)